Khoản 3 điều 125 luật SHTT 2005 236 Khoản 1 điều 127 luật SHTT

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ ĐẠI HỌC CẦN THƠ HAY (Trang 108 - 110)

- Bộc lộ, sử dụng thông tin thuộc bí mật kinh doanh mà không được phép của chủ sở hữu bí mật kinh doanh đó. Ví dụ: theo điều 85 Bộ luật lao động, thì người lao động có thể phải chịu hình thức kỷ luật sa thải nếu có hành vi trộm cắp, tham ô, tiết lộ bí mật công nghệ (một số bí mật công nghệ có thể là bí mật kinh doanh).

- Vi phạm hợp đồng bảo mật hoặc lừa gạt, xui khiến, mua chuộc, ép buộc, dụ dỗ, lợi dụng lòng tin của người có nghĩa vụ bảo mật nhằm tiếp cận, thu thập hoặc làm lộ bí mật kinh doanh. Hợp đồng bảo mật thường được kí kết giữa chủ sở hữu bí mật kinh doanh và người thường xuyên tiếp cận, sử dụng bí mật kinh doanh đó nhưng không phải là chủ sở hữu. Ví dụ: hợp đồng bảo mật kí kết giữa công ty và người lao động.

- Tiếp cận, thu thập thông tin thuộc bí mật kinh doanh của người nộp đơn theo thủ tục xin cấp phép kinh doanh hoặc lưu hành sản phẩm bằng cách chống lại các biện pháp bảo mật của cơ quan có thẩm quyền. Ví dụ: truy cập trái phép vào hệ thống máy tính của cơ quan cấp phép kinh doanh đối với dược phẩm hoặc nông hóa phẩm nhằm mục đích thu thập các thông tin bí mật của người nộp đơn khác.

-Sử dụng, bộc lộ bí mật kinh doanh dù đã biết hoặc có nghĩa vụ phải biết bí mật kinh doanh đó do người khác thu được do một trong các hành vi trên. Ví dụ: hành vi bộc lộ bí mật kinh doanh của đối thủ cạnh tranh dù biết rằng đó là bí mật kinh doanh.

- Không thực hiện nghĩa vụ bảo mật dữ liệu thử nghiệm theo quy định đối với cơ quan tiếp nhận đơn xin cấp phép kinh doanh, lưu hành dược phẩm, nông hóa phẩm. Hành vi này được quy định cho cơ quan nhà nước nơi tiếp nhận, lưu giữ các hồ sơ đăng kí kinh doanh các mặt hàng dược phẩm, nông hóa phẩm, trong đó có các thông tin bí mật về dữ liệu thử nghiệm.

Câu hỏi thảo luận

1. Một bí mật kinh doanh về men làm sữa chua được chủ sở hữu nó là một công ty sản xuất sữa chua giữ bí mật trong nhiều năm. Một công ty sữa khác đã dùng kĩ thuật phân tích ngược từ sản phẩm sữa chua đó để tìm ra được thành phần và tỉ lệ của men. Như vậy bí mật kinh doanh đó có bị mất hay không? Công ty sở hữu bí mật về men sữa chua có thể làm gì để bảo vệ bí mật kinh doanh của mình?

2. Trong trường hợp nào thì thông tin trong một bí mật kinh doanh bị bắt buộc phải đăng kí với cơ quan nhà nước có thẩm quyền?

BÀI 11 – CHỐNG CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH LIÊN QUAN ĐẾN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP HỮU CÔNG NGHIỆP

11.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH TRONG SHCN SHCN

Trên phương diện quốc tế, chống cạnh tranh không lành mạnh đã được thừa nhận là một phần của việc bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp. Từ năm 1900 tại hội nghị ngoại giao Brussels, Công ước Paris đã được bổ sung điều 10bis với nội dung chống cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến sở hữu công nghiệp. Sau nhiều lần sửa đổi, hiện nay Điều 10bis có nội dung như sau:

(1) Các nước thành viên của Liên minh có trách nhiệm bảo đảm cho công dân của các nước thành viên đó sự bảo hộ hiệu quả chống lại hành động cạnh tranh không lành mạnh.

(2) Bất cứ hành động nào trái với tập quán trung thực trong công nghiệp và thương mại đều bị coi là hành động cạnh tranh không lành mạnh.

(3) Cụthể, những hành động sau đây phải bị ngăn cấm:

1. tất cả những hành động có khả năng gây nhầm lẫn dưới bất cứ hình thức nào đối với cơ sở, hàng hoá, hoặc hoạt động sản xuất, kinh doanh của người cạnh tranh;

2. những khẳng định sai lệch trong hoạt động thương mại có khả năng gây mất uy tín đối với cơ sở, hàng hoá, hoạt động công nghiệp hoặc thương mại của người cạnh tranh;

3. những chỉ dẫn hoặc khẳng định mà việc sử dụng chúng trong hoạt động

thương mại có thể gây nhầm lẫn cho công chúng về bản chất, quá trình sản xuất, tính chất, tính thích hợp đểsử dụng hoặc số lượng của hàng hoá.

Các tài sản trí tuệ nói chung và các quyền sở hữu công nghiệp nói riêng, xét dưới góc độ kinh tế, là các đối tượng mang lại lợi ích và ưu thế cạnh tranh cho các doanh nghiệp sở hữu chúng. Dưới góc độ pháp lí, thì các quyền sở hữu công nghiệp đa số là các độc quyền, dẫn đến việc tạo ra các rào cản gia nhập thị trường. Theo quy định của pháp Luật Cạnh tranh, thì

sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lí theo quy định của pháp luật về sở hữu công nghiệp là một dạng của rào cản gia nhập thị trường. Bởi vì

chủ sở hữu của các đối tượng đó luôn luôn muốn khai thác thương mại một cách tối đa các tài sản trí tuệ của mình, và các chủ thể khác muốn sử dụng phải được li-xăng từ chủ sở hữu chúng. Các li-xăng này làm phát sinh chi phí, dẫn tới tạo rào cản cho các chủ thể khác muốn gia nhập thị trường có liên quan.

Vì vậy, sự cạnh tranh lẫn nhau trên thương trường đôi khi mang ý nghĩa là sự cạnh tranh hơn thua về các tài sản vô hình có liên quan đến các đối tượng của sở hữu công nghiệp như: sáng chế, nhãn hiệu, tên thương mại, kiểu dáng công nghiệp... và trong quá trình cạnh tranh đó, không thể tránh khỏi việc lợi dụng một số đối tượng sở hữu công nghiệp để thực hiện hành vi cạnh tranh không lành mạnh.

Về cạnh tranh không lành mạnh, thì Luật Cạnh tranh giải thích như sau: “Cạnh tranh không

lành mạnh là các hành vi cạnh tranh của doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh trái với chuẩn mực thông thường về đạo đức kinh doanh, gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp khác hoặc người tiêu dùng.”237

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ ĐẠI HỌC CẦN THƠ HAY (Trang 108 - 110)