Khoả n1 điều 3 luật Chuyển giao công nghệ 233 Điểm 1.7 Thông tư 01/

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ ĐẠI HỌC CẦN THƠ HAY (Trang 106 - 108)

- Không được độc quyền, không thể cấm người khác phân tích ngược và tạo ra bí mật kinh doanh.

- Có độc quyền, và có thể cấm người khác tạo ra, sử dụng sáng chế đó sau ngày được cấp văn bằng bảo hộ.

- Nếu được bảo mật tốt, và không bị phân tích ngược, thì có thể khai thác bí mật kinh doanh với thời gian không giới hạn.

- Chỉ có thể khai thác sáng chế trong khoảng thời gian có hiệu lực của văn bằng, hết thời gian đó, giải pháp kĩ thuật được đề cập đến trong sáng chế sẽ được sử dụng một cách tự do.

- Không bị bắt buộc chuyển giao trong

quá trình khai thác bí mật kinh doanh. - Có thể bị bắt buộc chuyển giao trong quá trình khai thác sáng chế theo dạng li- xăng bắt buộc.

- Chủ sở hữu bí mật kinh doanh không có nghĩa vụ gì khi khai thác bí mật kinh doanh của mình.

- Có nghĩa vụ sử dụng, nghĩa vụ cho phép người khác sử dụng để tạo ra sáng chế phụ thuộc.

Như vậy, doanh nghiệp tạo ra đối tượng trên phải cân nhắc các đặc điểm trên mà có phương án khai thác đối tượng mà mình có được một cách hiệu quả nhất.

10.2. ĐIỀU KIỆN CHUNG ĐỐI VỚI BÍ MẬT KINH DOANH ĐƯỢC BẢO HỘ

Khi có một tranh chấp về bí mật kinh doanh, cơ quan giải quyết tranh chấp thường đặt ra các câu hỏi: (1)“Bí mật kinh doanh” trong tranh chấp là gì? Có phải là hiểu biết thông thường hay dễ dàng được tạo ra hay không? (2)“Bí mật” đó sử dụng vào việc kinh doanh như thế nào? Có đem lại lợi ích gì cho người áp dụng nó so với những người khác không có nó hay không? (3)Chủ sở hữu “bí mật kinh doanh” đó đã làm những gì để bảo mật bí mật kinh doanh của mình?

Các câu hỏi trên nhằm xác định các điều kiện cần phải có sau đây đối với bí mật kinh doanh. Theo điều 84 luật Sở hữu trí tuệ, một bí mật kinh doanh phải thỏa mãn cả 3 điều kiện sau: (1)Không phải là hiểu biết thông thường và không dễ dàng có được; (2)Khi được sử

dụng trong kinh doanh sẽ tạo cho người nắm giữ bí mật kinh doanh lợi thế so với người không nắm giữ hoặc không sử dụng bí mật kinh doanh đó; (3)Được chủ sở hữu bảo mật bằng các biện pháp cần thiết để bí mật kinh doanh đó không bị bộc lộ và không dễ dàng tiếp cận được. Nếu không thỏa một trong các điều kiện này, thì đối tượng đó không phải là

bí mật kinh doanh.

10.3. ĐỐI TƯỢNG KHÔNG ĐƯỢC BẢO HỘ VỚI DANH NGHĨA BÍ MẬT KINH

DOANH234

Các thông tin bí mật sau đây không được bảo hộ với danh nghĩa bí mật kinh doanh: - Bí mật về nhân thân;

- Bí mật về quản lí nhà nước; - Bí mật về quốc phòng, an ninh;

- Thông tin bí mật khác không liên quan đến kinh doanh.

Các thông tin trên trong một số trường hợp cụ thể có thể đem lại lợi ích vật chất cho người chủ sở hữu, tuy nhiên, chúng được loại trừ khỏi khả năng được bảo hộ bởi luật Sở hữu trí 234 Theo quy định tại điều 85 luật Sở hữu trí tuệ

tuệ. Điều này được giải thích bởi luật Sở hữu trí tuệ, cũng như nhiều ngành luật khác, sẽ không bảo hộ cho các đối tượng mà việc bảo hộ đối với chúng có thể gây thiệt hại cho lợi ích của bên thứ ba. Ví dụ như quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân khác, hoặc của Nhà nước.

10.4. CHỦ THỂ VÀ NỘI DUNG QUYỀN SHCN ĐỐI VỚI BÍ MẬT KINH DOANH

Quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh là quyền của chủ sở hữu bí mật kinh doanh. Chủ sở hữu bí mật kinh doanh là tổ chức, cá nhân có được bí mật kinh doanh một cách hợp pháp và thực hiện việc bảo mật bí mật kinh doanh đó. Bí mật kinh doanh mà bên làm thuê, bên thực hiện nhiệm vụ được giao có được trong khi thực hiện công việc được thuê hoặc được giao thuộc quyền sở hữu của bên thuê hoặc bên giao việc, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác. Người được chuyển giao bó mật kinh doanh thông qua hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng có quyền sử dụng được giới hạn trong hợp đồng chuyển quyền được kí kết.

Phạm vi quyền đối với bí mật kinh doanh được xác định theo phạm vi bảo hộ bí mật kinh doanh, gồm tập hợp các thông tin tạo thành bí mật kinh doanh, được sắp xếp theo một trật tự chính xác và đầy đủ đến mức có thể khai thác được.

Quyền của chủ sở hữu bí mật kinh doanh bao gồm:

Quyền sử dụng bí mật kinh doanh. Sử dụng bí mật kinh doanh là việc áp dụng bí mật kinh doanh để sản xuất sản phẩm, cung ứng dịch vụ, thương mại hàng hóa; bán, quảng cáo để bán, tàng trữ để bán, nhập khẩu sản phẩm được sản xuất do áp dụng bí mật kinh doanh.

Quyền ngăn cấm người khác sử dụng trái phép bí mật kinh doanh của mình. Tuy nhiên, chủ sở hữu bí mật kinh doanh không được quyền ngăn cấm trong trường hợp người khác bộc lộ, sử dụng bí mật kinh doanh thu được khi không biết và không có nghĩa vụ phải biết bí mật kinh doanh đó do người khác thu được một cách bất hợp pháp. Ngoài ra, trong trường hợp bí mật kinh doanh là dữ liệu thử nghiệm đối với dược phẩm, nông hóa phẩm được bộc lộ theo quy định tại điều 128 luật SHTT, thì chủ sở hữu bí mật kinh doanh không có quyền ngăn cấm người khác bộc lộ chúng nhằm bảo vệ công chúng, hoặc sử dụng không nhằm mục đích thương mại.

Chủ sở hữu bí mật kinh doanh cũng không thể ngăn cản người khác bộc lộ, sử dụng bí mật kinh doanh được tạo ra một cách độc lập, được tạo ra do phân tích, đánh giá sản phẩm được phân phối hợp pháp với điều kiện người phân tích, đánh giá không có thỏa thuận khác với chủ sở hữu bí mật kinh doanh hoặc người bán hàng.235

Quyền định đoạt bí mật kinh doanh. Chủ sở hữu bí mật kinh doanh có quyền chuyển giao quyền sở hữu bí mật kinh doanh đó cho tổ chức, cá nhân khác thông qua hợp đồng chuyển nhượng sở hữu công nghiệp.

10.5. HÀNH VI XÂM PHẠM QUYỀN ĐỐI VỚI BÍ MẬT KINH DOANH

Các hành vi xâm phạm bí mật kinh doanh bao gồm:236

- Tiếp cận, thu thập thông tin thuộc bí mật kinh doanh bằng cách chống lại các biện pháp bảo mật của người kiểm soát hợp pháp bí mật kinh doanh đó. Ví dụ: hành vi giải mã trái phép các thông tin bí mật đã được mã hóa của người khác.

235 Khoản 3 điều 125 luật SHTT 2005236 Khoản 1 điều 127 luật SHTT 2005

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ ĐẠI HỌC CẦN THƠ HAY (Trang 106 - 108)