Điều 43 luật Sở hữu trí tuệ 2005 68 Điều 30 Nghị định 100/2006/NĐ-CP

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ ĐẠI HỌC CẦN THƠ HAY (Trang 32 - 34)

người ‘tác giả’ tạo ra chúng trên thực tế. Đối với quy trình, hệ thống, phương pháp hoạt

động thì có thể được bảo hộ bởi các quy định khác của luật, ví dụ như theo quy định về sáng

chế hay giải pháp hữu ích. Đối với các khái niệm, nguyên lí, số liệu do chúng thường cô

đọng, súc tích nên không thỏa mãn yêu cầu về hình thức sáng tạo đối với một tác phẩm nên không thể được bảo hộ bản quyền.

2.1.4. Căn cứ phát sinh quyền tác giả

Quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay chưa công bố, đã đăng kí hay chưa đăng kí.

Điều kiện quan trọng nhất của bản quyền đó là tính nguyên gốc, nghĩa là tác phẩm đó phải là kết quả của quá trình lao động của chính tác giả chứ không phải ai khác. Tính mới là một căn cứ quan trọng để xem xét về sự sáng tạo, tuy nhiên, nó không được xem xét trên bản thân ý tưởng, mà nó được xem xét dựa trên cách thể hiện ý tưởng đó.

Ví dụ: ai cũng biết bảng chữ cái ABC nên bảng chữ cái sẽ không có quyền tác giả liên quan đến nó, nhưng nếu nó được phổ nhạc thành một tác phẩm âm nhạc bởi một nhạc sĩ, thì bài hát “ABC” sẽ là một tác phẩm và sẽ phát sinh quyền tác giả liên quan đến tác phẩm đó.

Bản chất của quyền tác giả là bảo hộ cho hình thức thể hiện sáng tạo. Nói cách khác, quyền tác giả dành cho cách thức thể hiện sáng tạo một tác phẩm, chứ không dành cho bản thân nội dung thể hiện trong tác phẩm. Một tác phẩm có thể được bảo hộ, cho dù nội dung của nó có thể trùng/tương tự như một tác phẩm khác, miễn là nó có cách thức thể hiện khác.

Ví dụ: một người viết một quyển sách mô tả về một sáng chế của mình. Người này sẽ không thể sử dụng luật về quyền tác giả để ngăn cản việc những người khác sẽ làm theo và chế tạo những sáng chế tương tự như đã mô tả trong sách, và cũng không có quyền ngăn cản người khác viết một quyển sách khác có cùng nội dung nhưng có cách diễn đạt khác. Dưới góc độ bản quyền, tác giả của quyển sách mô tả chỉ có thể ngăn cản người khác sao chép văn tự, hình ảnh trong quyển sách. Nếu muốn ngăn cản người khác làm ra các sáng chế kiểu như vậy, tốt nhất, người đó nên đi đăng kí Bằng độc quyền sáng chế. Khi đăng kí thành công, chủ Bằng độc quyền sáng chế có thể ngăn cản bất kì người nào khác làm ra/chế tạo/sử dụng trái phép sáng chế đã được cấp Bằng.

Sự sáng tạo trong một tác phẩm cũng chỉ mang ý nghĩa tương đối. Theo đó, chỉ cần ý tưởng trong tác phẩm được thể hiện không trùng lắp với bất kì cách thể hiện nào trước đó thì được coi là hình thức thể hiện sáng tạo. Như vậy, một tác phẩm có chất lượng nghệ thuật không cao, nhưng ý tưởng trong đó được thể hiện là độc đáo, mới lạ, chưa từng được thể hiện trước đó, thì vẫn có thể được bảo hộ quyền tác giả.

2.2. NỘI DUNG QUYỀN TÁC GIẢ

Khi nói đến quyền tác giả, đó không phải là một quyền riêng lẻ mà là một tập hợp gồm nhiều quyền khác nhau. Các quyền đó được phân chia thành hai nhóm chủ yếu. Công ước Berne quy định quyền tác giả bao gồm các quyền tinh thần và quyền kinh tế. Các quyền tinh thần hướng đến việc bảo toàn tác phẩm và bảo vệ cho danh dự, tiếng tăm của người sáng tạo tác phẩm, trong khi các quyền kinh tế lại hướng đến bảo vệ quyền lợi cho người chủ sở hữu đối với các lợi ích kinh tế có thể khai thác được từ tác phẩm. Như được phân tích ở mục

Tại Việt Nam, quyền tác giả đối với tác phẩm quy định tại Luật Sở hữu trí tuệ bao gồm

quyền nhân thân và quyền tài sản.

2.2.1. Quyền nhân thân

Quyền nhân thân là các quyền chỉ dành cho người tác giả, có đầy đủ các tính chất như quyền nhân thân nói chung được quy định trong BLDS. Quyền nhân thân của quyền tác giả bao gồm các quyền có liên quan đến danh tiếng người tác giả sáng tạo và sự vẹn toàn của tác phẩm.

Các quyền nhân thân phát sinh ngay khi tác phẩm được định hình, đồng thời với việc phát sinh quyền tác giả đối với tác phẩm đó.69

Quyền đặt tên cho tác phẩm. Trừ một số trường hợp đặc biệt thì tác giả không có quyền đặt tên, còn lại trong đa số các trường hợp, quyền đặt tên cho ‘đứa con tinh thần’ là độc quyền của người tác giả sáng tạo.

Luật chưa dự liệu trường hợp đối với các tác phẩm được tạo ra theo hợp đồng, thì quyền đặt tên tác phẩm có vẻ không còn là của người tác giả nữa mà thường là quyền của người thuê tạo tác phẩm. Chỉ có một ngoại lệ được đặt ra cho chương trình máy tính, theo đó, tác giả chương trình máy tính và các nhà đầu tư sản xuất chương trình máy tính có thể thoả thuận về việc đặt tên và việc phát triển các chương trình máy tính.70Tuy nhiên, trong trường hợp này, tên chương trình máy tính mang ý nghĩa của một nhãn hiệu đối với một sản phẩm nhiều hơn là tên của một tác phẩm.

Một ngoại lệ nữa là đối với tác phẩm dịch, thì người dịch không có quyền đặt tên cho tác phẩm.71Trong trường hợp này, người dịch nếu muốn đặt lại tên cho tác phẩm dịch của mình, thì phải được phép của người giữ quyền tác giả đối với bản gốc.

Quyền đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm. Tên tác giả xuất hiện trên tác phẩm có thể coi là một bằng chứng về quyền tác giả. Theo quy định, ngoài tên thật, tác giả có quyền được nêu bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng. Trong một số trường hợp, người tác giả có thể không muốn để tên trên tác phẩm của mình khi công bố, hoặc vì thỏa thuận với người thuê tạo tác phẩm về việc không để tên trên tác phẩm đó, dẫn đến việc hình thành các tác phẩm khuyết danh.

Đôi khi tác giả sử dụng nhiều bút danh khác nhau cho nhiều tác phẩm khác nhau. Do đó, để tránh ảnh hưởng đến quyền nhân thân của người tác giả, khi sử dụng tác phẩm, cần lưu ý giới thiệu đúng tên mà tác giả sử dụng khi công bố tác phẩm đó.

Ví dụ: trong tác phẩm Ván bài lật ngửa (kịch bản phim, tiểu thuyết), Trần Gia Triều72 lấy bút danh là Nguyễn Trương Thiên Lý. Như vậy, khi công chiếu bộ phim hoặc xuất bản sách đối với tác phẩm này, chúng ta phải để tên Nguyễn Trương Thiên Lý chứ không được để tên thật hoặc bút danh khác của người tác giả, trừ khi có sự đồng ý của chính tác giả đó.

Nếu như không có thỏa thuận gì khác, thì tên các đồng tác giả được thể hiện đầy đủ trên tác phẩm do họ sáng tạo ra.

69 Trong trường hợp tác phẩm văn học nghệ thuật dân gian, thì việc định hình tác phẩm lại không bắt buộc. Theo quy định tại Khoản 1 điều 20 Nghị định 100/2006/NĐ-CP

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ ĐẠI HỌC CẦN THƠ HAY (Trang 32 - 34)