Trích Báo cáo số 243/BC-UBTVQH12 giải trình sửa đổi luật Sở hữu trí tuệ do UBTVQH trình QH ngày 16 tháng 6 năm

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ ĐẠI HỌC CẦN THƠ HAY (Trang 40 - 41)

Chương II của Hiệp định Thương mại Việt Mỹ “Trường hợp thời hạn bảo hộ của một tác phẩm được tính không căn cứ theo đời người, thì thời hạn đó không ít hơn 75 năm kể từ khi kết thúc năm lịch mà tác phẩm được công bố hợp pháp lần đầu tiên, hoặc nếu tác phẩm không được công bố hợp pháp trong vòng 25 năm kể từ khi tác phẩm được tạo ra, thì thời hạn đó không ít hơn 100 năm kể từ khi kết thúc năm lịch mà tác phẩm được tạo ra” trong khi “…Việt Nam đã kí Hiệp định thương mại với Hoa Kỳ và là thành viên của Tổ chức thương mại thế giới (WTO), nên theo nguyên tắc đối xử tối huệ quốc thì các quốc gia thành viên phải đương nhiên dành cho nhau những quyền mà nước đó đã giành cho nước khác.” (Trích Báo cáo số 243/BC-UBTVQH12 giải trình sửa đổi luật Sở hữu trí tuệ do UBTVQH trình QH ngày 16 tháng 6 năm 2009)

96 Tuy nhiên, có một điểm bất cập là trong Nghị định 85/2011/NĐ-CP lại quy định …Thời hạn bảo hộ quyền tài sản và quyền nhân thân quy định tại khoản 3 Điều 19 của Luật Sở hữu trí tuệ đối với tác phẩm nhiếp ảnh, tác phẩm mỹ thuật ứng dụng quy định tại điểm a khoản 2 Điều 27 của Luật Sở hữu trí tuệ là năm mươi năm, kể từ khi tác phẩm được công bố lần đầu tiên. Trong thời hạn năm mươi năm, nếu tác phẩm chưa công bố thì thời hạn bảo hộ là năm mươi năm, kể từ khi tác phẩm được định hình. Như vậy, có sự khác biệt trong quy định về cách tính thời hạn đối với dạng tác phẩm nhiếp ảnh và mỹ thuật ứng dụng. Theo hiệu lực pháp lí, thì ta sẽ áp dụng quy định của Luật sở hữu trí tuệ.

97 Trích Báo cáo số 243/BC-UBTVQH12 giải trình sửa đổi luật Sở hữu trí tuệ do UBTVQH trình QH ngày 16 tháng 6 năm 2009 năm 2009

Bất cập đối với tác phẩm khuyết danh là tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng. Ta xem xét ví dụ sau: một tác phẩm nhiếp ảnh được tạo ra ngày 05/3/2001 và

công bố vào ngày 05/4/2001. Như vậy thời hạn bảo hộ quyền tài sản được tính đến hết ngày 31/12/2076. Nhưng nếu cũng với tác phẩm đó, mà lúc công bố không có tên người tác giả, tức là tác phẩm khuyết danh, giả sử sau khi tác phẩm đó được công bố vào 05/4/2001, đến ngày 31/1/2002 danh tính của tác giả xuất hiện, sau đó tác giả này chết vào ngày 25/5/2012, thì lại áp dụng cách tính theo đời người, nghĩa là quyền tài sản sẽ chấm dứt khi hết ngày 31/12/2063? Với sự bất hợp lí như vậy, thiết nghĩ luật cần phải phân biệt tác phẩm khuyết danh là tác phẩm loại gì, để trong trường hợp các thông tin về tác giả của nó được xuất hiện sau khi công bố, tương ứng với các loại tác phẩm, mà ta áp dụng cách tính cho phù hợp.

Thời hạn đối với quyền công bố tác phẩm. Quyền công bố tác phẩm là một quyền nhân thân, tuy nhiên, vì tính chất của nó là như quyền tài sản nên quyền này cũng được quy định có thời hạn. Nếu như một tác phẩm đã hết thời hạn bảo hộ các quyền tài sản, thì quyền công bố cũng chấm dứt. Ý nghĩa của việc chấm dứt bảo hộ quyền công bố là người có quyền tác giả không còn độc quyền công bố tác phẩm có liên quan, mà lúc này, bất kì tổ chức, cá nhân nào đều có quyền công bố tác phẩm nếu như nó chưa được công bố trước đó.

Thời hạn bảo hộ đối với tác phẩm di cảo. Tác phẩm di cảo là tác phẩm được công bố lần đầu tiên sau khi tác giả chết, thời hạn bảo hộ là năm mươi năm kể từ khi tác phẩm được công bố lần đầu tiên. 98

Theo quy định trên, thì thời hạn bảo hộ quyền tài sản của tác phẩm di cảo là giống nhau cho mọi loại tác phẩm.

2.4.2. Cách tính thời điểm chấm dứt của việc bảo hộ quyền tài sản

Theo cả hai cách tính, thì thời hạn bảo hộ chấm dứt vào thời điểm 24 giờ ngày 31 tháng 12 của năm chấm dứt thời hạn. Tuy nhiên, để xác định được năm chấm dứt thời hạn thì ta cần xác dịnh thời điểm bắt đầu cho mốc thời hạn.

Đối với cách tính không theo đời người, thì mốc tính thời hạn được tính trong năm có sự kiện phát sinh. Ví dụ: một tác phẩm nhiếp ảnh được tạo ra và công bố vào ngày 10/4/2010, thì mốc thời hạn được tính là trong năm 2010, nên thời điểm chấm dứt bảo hộ là 24h ngày 31/12/2085.

Còn đối với cách tính theo đời người, thì thời hạn tính 50 năm sau khi tác giả chết được tính từ năm tiếp theo năm có sự kiện phát sinh là tác giả chết.99 Ví dụ: tác giả của một bài thơ chết vào ngày 10/4/2010, thì thời hạn 50 năm được tính từ ngày 01/01/2011, nghĩa là thời điểm chấm dứt bảo hộ sẽ là 24h ngày 31/12/2061.

Xu thế chung là kéo dài thời hạn bảo hộ của quyền tác giả, bởi lợi ích kinh tế mà nó mang lại là rất lớn. Hơn nữa, các nước thuộc liên hiệp Berne lại có quyền quy định dài hơn thời hạn công ước quy định, nên thường tận dụng điều này để làm lợi cho các tác giả và nhà sản xuất của nước mình.100Tuy nhiên, việc kéo dài quá mức thời hạn bảo hộ quyền tác giả có thể dẫn đến hậu quả là sự thiệt hại của công chúng. Về phương diện quốc tế, các nước chủ yếu

98 Xem Điều 26 Nghị định 100/2006/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của BLDS, luật Sở hữu trí tuệ về quyền tác giả và quyền liên quan

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ ĐẠI HỌC CẦN THƠ HAY (Trang 40 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(158 trang)
w