Sử dụng quyền liên quan không phải xin phép nhưng phải trả tiền nhuận bút, thù lao Đây thực chất không phải là các ‘ngoại lệ’ đúng nghĩa, mà chỉ là một sự ‘rút ngắn thủ

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ ĐẠI HỌC CẦN THƠ HAY (Trang 52 - 53)

lao. Đây thực chất không phải là các ‘ngoại lệ’ đúng nghĩa, mà chỉ là một sự ‘rút ngắn thủ tục’ khi sử dụng các quyền liên quan. Trên thực tế, rất nhiều hoạt động thương mại đòi hỏi sử dụng các quyền liên quan, nhưng nếu làm theo trình tự thông thường: xin phép – được sự đồng ý – trả tiền (nếu có) – sử dụng, thì thời gian thường kéo dài, và nếu người sử dụng

nhiều lần, thì quy trình trên được lặp đi lặp lại rất tốn thời gian. Do đó, luật quy định trong các trường hợp này, người sử dụng không cần xin phép tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình, tổ chức phát sóng, nhưng phải trả tiền nhuận bút, thù lao cho các đối tượng đó.

Dạng thứ nhất: tiền nhuận bút, thù lao được trả theo thỏa thuận. Tổ chức, cá nhân sử dụng trực tiếp hoặc gián tiếp bản ghi âm, ghi hình đã công bố nhằm mục đích thương mại để phát sóng có tài trợ, quảng cáo hoặc thu tiền dưới bất kì hình thức nào không phải xin phép, nhưng phải trả tiền nhuận bút, thù lao theo thỏa thuận cho tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình, tổ chức phát sóng kể từ khi sử dụng; trường hợp không thỏa thuận được thì thực hiện theo quy định của Chính phủ hoặc khởi kiện tại Tòa án theo quy định của pháp luật.

Dạng thứ hai: tiền nhuận bút thù lao được trả theo quy định của Chính phủ. Bao gồm 2 trường hợp như sau:

Tổ chức cá nhân sử dụng trực tiếp hoặc gián tiếp bản ghi âm, ghi hình đã công bố nhằm mục đích thương mại để phát sóng không có tài trợ, quảng cáo hoặc không thu tiền dưới bất kì hình thức nào không phải xin phép, nhưng phải trả tiền nhuận bút, thù lao cho tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình, tổ chức phát sóng kể từ khi sử dụng theo định của Chính phủ.

Sử dụng bản ghi âm, ghi hình trong hoạt động kinh doanh thương mại khác. Tổ chức, cá nhân sử dụng bản ghi âm, ghi hình đã công bố trong hoạt động kinh doanh, thương mại không phải xin phép, nhưng phải trả tiền nhuận bút, thù lao theo thỏa thuận cho tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình, tổ chức phát sóng kể từ khi sử dụng; trường hợp không thỏa thuận được thì thực hiện theo quy định của Chính phủ hoặc khởi kiện tại Tòa án theo quy định của pháp luật.

3.2.5. Đăng kí bảo hộ quyền liên quan

- Không bắt buộc để được hưởng quyền liên quan. Mục đích của việc đăng kí là nhằm tăng cường sự quản lí của nhà nước.

- Hình thức đơn đăng kí, trình tự thủ tục đăng kí được quy định cụ thể trong Luật Sở hữu trí tuệ và các văn bản có liên quan.

- Văn bằng bảo hộ là “Giấy chứng nhận đăng kí quyền liên quan”.

- Khi đã có Giấy chứng nhận, chủ thể không có nghĩa vụ chứng minh khi có tranh chấp trừ khi có chứng cứ ngược lại.

- Việc đăng kí có thể trực tiếp hoặc thông qua uỷ quyền.

- “Giấy chứng nhận đăng kí quyền liên quan” có hiệu lực trên toàn lãnh thổ Việt Nam.

phát sóng đối với cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng được sử dụng để trích dẫn; phù hợp với tính chất, đặc điểm của cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng được sử dụng để trích dẫn.

3.2.6. Các hành vi xâm phạm quyền liên quan127

- Chiếm đoạt quyền của người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình, tổ chức phát sóng.

- Mạo danh người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình, tổ chức phát sóng.

- Công bố, sản xuất và phân phối cuộc biểu diễn đã được định hình, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng mà không được phép của người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình, tổ chức phát sóng.

- Sửa chữa, cắt xén, xuyên tạc dưới bất kỳ hình thức nào đối với cuộc biểu diễn gây phương hại đến danh dự và uy tín của người biểu diễn.

- Sao chép, trích ghép đối với cuộc biểu diễn đã được định hình, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng mà không được phép của người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình, tổ chức phát sóng.

- Dỡ bỏ hoặc thay đổi thông tin quản lý quyền dưới hình thức điện tử mà không được phép của chủ sở hữu quyền liên quan.

- Cố ý huỷ bỏ hoặc làm vô hiệu các biện pháp kỹ thuật do chủ sở hữu quyền liên quan thực hiện để bảo vệ quyền liên quan của mình.

- Phát sóng, phân phối, nhập khẩu để phân phối đến công chúng cuộc biểu diễn, bản sao cuộc biểu diễn đã được định hình hoặc bản ghi âm, ghi hình khi biết hoặc có cơ sở để biết thông tin quản lý quyền dưới hình thức điện tử đã bị dỡ bỏ hoặc đã bị thay đổi mà không được phép của chủ sở hữu quyền liên quan.

- Sản xuất, lắp ráp, biến đổi, phân phối, nhập khẩu, xuất khẩu, bán hoặc cho thuê thiết bị khi biết hoặc có cơ sở để biết thiết bị đó giải mã trái phép một tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá.

- Cố ý thu hoặc tiếp tục phân phối một tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá khi tín hiệu đã được giải mã mà không được phép của người phân phối hợp pháp.

---

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ ĐẠI HỌC CẦN THƠ HAY (Trang 52 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(158 trang)
w