Cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu tập thể “Bánh đa nem làng Chều” cho Hiệp hội sản xuất và kinh doanh bánh đa nem làng Chều, Cổng thông tin điện tử Hà Nam – Sở Khoa học-Công nghệ,

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ ĐẠI HỌC CẦN THƠ HAY (Trang 71 - 72)

doanh bánh đa nem làng Chều, Cổng thông tin điện tử Hà Nam – Sở Khoa học-Công nghệ, link: http://hanam.gov.vn/vi-vn/skhcn/Pages/Article.aspx?ChannelId=31&articleID=182, truy cập ngày 20/9/2012

nhãn hiệu chứng nhận, miễn là đáp ứng được các tiêu chuẩn được chủ sở hữu nhãn hiệu chứng nhận đặt ra đối với nhãn hiệu chứng nhận đó.

Ví dụ: nhãn chứng nhận Halal nhằm xác nhận một sản phẩm nào đó (như đồ uống, thực phẩm, mỹ phẩm...) khi sản xuất ra đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của Kinh Qu’ran và luật Shariah. Nhãn này rất cần thiết cho các doanh nghiệp muốn xuất khẩu sang các thị trường

Hồi giáo. Để được cấp nhãn Halal thì phải đáp ứng 2 yêu cầu: (1) trong quá trình sản xuất sản phẩm không sử dụng những thành phần mà trong luật Shari'ah cấm và kết quả xét nghiệm trong sản phẩm không chứa những thành phần Haram (Haram trong tiếng A-rập nghĩa là bị cấm); (2) điều kiện để sản xuất ra sản phẩm đó phải tinh khiết và đảm bảo vệ sinh.161

Như vậy, đặc trưng nhất của nhãn chứng nhận là người sử dụng nhãn này không phải là chủ nhân của nhãn hiệu đó. Nếu một tổ chức, cá nhân sử dụng một nhãn hiệu để chứng nhận cho chính sản phẩm, dịch vụ mình sản xuất, cung ứng thì không được phép đăng kí nhãn hiệu đó là nhãn hiệu chứng nhận.162 Khác với các loại nhãn hiệu khác, người chủ sở hữu chứng nhận chủ yếu khai thác nhãn hiệu của mình thông qua việc li-xăng cho người khác sử dụng nhãn

hiệu của mình.

Hiện nay, nhãn hiệu chứng nhận có thể mang các đặc điểm của chỉ dẫn địa lí, nếu như nó chứng nhận về xuất xứ của sản phẩm. Các nhãn hiệu chứng nhận dạng này được quản lí bởi UBND cấp tỉnh.163

Nhãn hiệu liên kết. Là các nhãn hiệu do cùng một chủ thể đăng kí, trùng hoặc tương tự nhau dùng cho sản phẩm, dịch vụ cùng loại hoặc tương tự nhau hoặc có liên quan với nhau. Ví dụ: nhãn hiệu Coop Mart được sử dụng trên nhiều mặt hàng khác nhau của hệ thống siêu thị này. Nhãn Kinh Đô xuất hiện trên tất cả các sản phẩm do hãng này sản xuất ra.

Việc xây dựng nhãn hiệu liên kết có thể tiết kiệm chi phí cho chủ sở hữu của nhãn hiệu trong việc tạo lập và đăng kí nhãn hiệu, nhưng cũng có thể dẫn đến rủi ro khi một sản phẩm trong liên kết đó có vấn đề, dẫn đến ảnh hưởng luôn đến các sản phẩm khác mang nhãn liên kết đó.

Nhãn hiệu nổi tiếng (Well-known Mark). Các nhãn hiệu nổi tiếng được pháp luật Việt Nam bảo hộ theo quy định tại Điều 75 của Luật Sở hữu trí tuệ và phù hợp với quy định tại Điều 6bis Công ước Paris về bảo hộ sở hữu công nghiệp. Nhãn hiệu nổi tiếng là nhãn hiệu được người tiêu dùng biết đến rộng rãi trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Không như nhãn hiệu bình thường, các nhãn hiệu nổi tiếng nhận được sự bảo hộ không cần dựa trên quá trình đăng kí với cơ quan quản lí mà chỉ cần thông quá quá trình sử dụng nhãn hiệu đó. Các tiêu chí sau đây được xem xét khi đánh giá một nhãn hiệu là nổi tiếng:164

- Số lượng người tiêu dùng liên quan đã biết đến nhãn hiệu thông qua việc mua bán, sử dụng hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu hoặc thông qua quảng cáo;

- Phạm vi lãnh thổ mà hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu đã được lưu hành;

- Doanh số từ việc bán hàng hoá hoặc cung cấp dịch vụ mang nhãn hiệu hoặc số lượng hàng hoá đã được bán ra, lượng dịch vụ đã được cung cấp;

161 Nhãn Halal – Lợi thế cạnh tranh trên thị trường Hồi giáo, Võ Hoàng Bích Ngọc, Trung tâm xúc tiến Thương mại và Đầu tư TPHCM, 2010, link: http://www.itpc.gov.vn/exporters/tips_and_tools/tips/2010-12-02.852610/view, truy cập Đầu tư TPHCM, 2010, link: http://www.itpc.gov.vn/exporters/tips_and_tools/tips/2010-12-02.852610/view, truy cập ngày 20/9/2012

162 Khoản 4 điều 87 luật Sở hữu trí tuệ 2005163 Điểm h, khoản 2 điều 3 Nghị định 103 sđbs

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ ĐẠI HỌC CẦN THƠ HAY (Trang 71 - 72)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(158 trang)
w