Theo khoả n2 điều 191 luật Sở hữu trí tuệ

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ ĐẠI HỌC CẦN THƠ HAY (Trang 120 - 121)

12.3.3. Giới hạn quyền của chủ bằng bảo hộ giống cây trồng 254

Các hành vi sử dụng hợp lí giống cây trồng. Để cân bằng lợi ích, và để khuyến khích việc

đầu tư, nghiên cứu tìm ra các giống mới, luật cũng đưa ra một số ngoại lệ mà theo đó, độc quyền khai thác giống cây trồng của chủ sở hữu có thể bị hạn chế, bao gồm các trường hợp sau đây:

- Sử dụng giống cây trồng phục vụ nhu cầu cá nhân và phi thương mại; - Sử dụng giống cây trồng nhằm mục đích thử nghiệm;

- Sử dụng giống cây trồng để tạo ra giống cây trồng mới, trừ các trường hợp quyền của chủ bằng bảo hộ được mở rộng;

- Hộ sản xuất cá thể sử dụng sản phẩm thu hoạch từ giống cây trồng để tự nhân giống và gieo trồng cho vụ sau trên diện tích đất của mình.

Trong số các ngoại lệ trên, thì ba ngoại lệ đầu tiên là các ngoại lệ bắt buộc, còn ngoại lệ thứ tư là ngoại lệ tùy chọn, theo quy định về các ngoại lệ đối với quyền của nhà tạo giống, tại điều 15 UPOV.

Quyền đối với giống cây trồng không được áp dụng đối với các hành vi liên quan đến vật liệu của giống cây trồng được bảo hộ do chủ bằng bảo hộ hoặc người được chủ bằng bảo hộ cho phép bán hoặc bằng cách khác đưa ra thị trường Việt Nam hoặc thị trường nước ngoài, trừ các hành vi sau đây:

- Liên quan đến việc nhân tiếp giống cây trồng đó;

- Liên quan đến việc xuất khẩu các vật liệu của giống cây trồng có khả năng nhân giống vào những nước không bảo hộ các chi hoặc loài cây trồng đó, trừ trường hợp xuất khẩu vật liệu nhằm mục đích tiêu dùng.

Nghĩa vụ của chủ bằng bảo hộ và tác giả giống cây trồng. Bên cạnh các độc quyền khai

thác giống cây trồng được bảo hộ, chủ bằng bảo hộ có các nghĩa vụ sau đây: - Trả thù lao cho tác giả;

- Nộp lệ phí duy trì hiệu lực bằng bảo hộ giống cây trồng cho cơ quan bảo hộ giống cây trồng trong vòng ba tháng sau ngày cấp bằng bảo hộ đối với năm hiệu lực đầu tiên và tháng đầu tiên của năm hiệu lực tiếp theo đối với các năm sau.

- Lưu giữ giống cây trồng được bảo hộ, cung cấp thông tin, tài liệu và vật liệu nhân giống của giống cây trồng được bảo hộ theo yêu cầu của cơ quan bảo hộ giống cây trồng; duy trì tính ổn định của giống cây trồng được bảo hộ theo như các tính trạng mô tả tại thời điểm cấp bằng bảo hộ giống cây trồng.

Bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng giống cây trồng. Trong các trường hợp sau đây, quyền

sử dụng giống cây trồng được chuyển giao cho tổ chức, cá nhân khác theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền255 mà không cần được sự đồng ý của chủ bằng bảo hộ hoặc người được chủ bằng bảo hộ chuyển giao quyền sử dụng độc quyền (sau đây gọi là người nắm độc quyền sử dụng giống cây trồng):

- Việc sử dụng giống cây trồng nhằm mục đích công cộng, phi thương mại, phục vụ nhu cầu quốc phòng, an ninh, an ninh lương thực và dinh dưỡng cho nhân dân hoặc đáp ứng các nhu 254 Theo điều 190 Luật Sở hữu trí tuệ.

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ ĐẠI HỌC CẦN THƠ HAY (Trang 120 - 121)