Quy định về chuyển giao quyền sử dụng giống cây trồng theo hình thức độc quyền và không độc quyềnkhông được thể hiện rõ trong luật Sở hữu trí tuệ Nhưng thông qua điểm c khoản 1 điều 195 quy định về bắt buộc chuyển giao

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ ĐẠI HỌC CẦN THƠ HAY (Trang 132 - 135)

quyền sử dụng giống cây trồng trong trường hợp Người nắm độc quyền sử dụng giống cây trồng bị xem là thực hiện hành vi hạn chế cạnh tranh bị cấm theo quy định của pháp luật về cạnh tranh, ta có thể suy ra hình thức chuyển giao quyền sử dụng theo kiểu độc quyền đối với giống cây trồng, tương tự như được quy định đối với các đối tượng sở hữu công nghiệp.

3. Tại sao trong hợp đồng chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp lại bị cấm một số nội dung?

Bài 14 – BẢO VỆ QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ 14.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ BẢO VỆ QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ

Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ là hành vi của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ tự mình bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của mình, hoặc thông qua việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của luật SHTT và các quy định khác của pháp luật có liên quan để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ cho các chủ thể quyền sở hữu trí tuệ.

Chủ thể bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ bao gồm:

- Chủ thể quyền sở hữu trí tuệ: chủ sở hữu, tác giả của tài sản trí tuệ và các tổ chức, cá nhân được chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ.

- Các cơ quan nhà nước có thẩm quyền: bao gồm các cơ quan xử lí hành vi xâm phạm bằng biện pháp dân sự, hành chính và hình sự. Theo quy định tại điều 200 luật Sở hữu trí tuệ, thẩm quyền xử lí hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ thuộc về các cơ quan sau đây: Tòa án, Thanh tra, Quản lý thị trường, Hải quan, Công an, Ủy ban nhân dân các cấp.

14.2. BẢO VỆ QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ QUA VIỆC TỰ BẢO VỆ

Chủ thể quyền sở hữu trí tuệ có quyền áp dụng các biện pháp sau đây để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của mình:

- Áp dụng biện pháp công nghệ nhằm ngăn ngừa hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ; - Yêu cầu tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ phải chấm dứt hành vi xâm phạm, xin lỗi, cải chính công khai, bồi thường thiệt hại;

- Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan;

- Khởi kiện ra tòa án hoặc trọng tài để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

Ngoài chủ thể quyền sở hữu trí tuệ, luật còn thừa nhận quyền tự bảo vệ cho tổ chức, cá nhân bị thiệt hại do hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ hoặc phát hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ gây thiệt hại cho người tiêu dùng hoặc cho xã hội có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Liên quan đến cạnh tranh không lành mạnh, thì tổ chức, cá nhân bị thiệt hại hoặc có khả năng bị thiệt hại do hành vi cạnh tranh không lành mạnh có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng các biện pháp dân sự của Luật sở hữu trí tuệ và các biện pháp hành chính theo quy định của pháp luật về cạnh tranh.

Quyền tự bảo vệ cũng chính là cơ sở cho việc áp dụng các biện pháp xử lí hành vi xâm phạm sở hữu trí tuệ thông qua hoạt động của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

14.3. BẢO VỆ QUYỀN SHTT THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ QUAN NHÀ NƯỚC CÓ THẨM QUYỀN NƯỚC CÓ THẨM QUYỀN

Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ thông qua hoạt động của các cơ quan nhà nước chủ yếu tập trung trong việc xử lí các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bằng biện pháp dân sự, hành chính hoặc hình sự và biện pháp kiểm soát hàng hóa xuất nhập khẩu.

14.3.1. Xử lí xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bằng biện pháp dân sự

Thẩm quyền. Việc xử lí theo con đường dân sự thuộc thẩm quyền của Tòa án. Theo quy

định của luật SHTT, trong các vụ kiện liên quan đến sở hữu trí tuệ, Tòa án có quyền áp dụng các biện pháp dân sự và các biện pháp khẩn cấp tạm thời.

Các biện pháp dân sự.271 Toà án áp dụng các biện pháp dân sự sau đây để xử lý tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ:

- Buộc chấm dứt hành vi xâm phạm; - Buộc xin lỗi, cải chính công khai; - Buộc thực hiện nghĩa vụ dân sự; - Buộc bồi thường thiệt hại;272

- Buộc tiêu huỷ hoặc buộc phân phối hoặc đưa vào sử dụng không nhằm mục đích thương mại đối với hàng hoá, nguyên liệu, vật liệu và phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hoá xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ với điều kiện không làm ảnh hưởng đến khả năng khai thác quyền của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ.

Biện pháp dân sự được áp dụng để xử lý hành vi xâm phạm theo yêu cầu của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ hoặc của tổ chức, cá nhân bị thiệt hại do hành vi xâm phạm gây ra, kể cả khi hành vi đó đã hoặc đang bị xử lý bằng biện pháp hành chính hoặc biện pháp hình sự.

Các biện pháp khẩn cấp tạm thời.273 Trong vụ kiện liên quan đến sở hữu trí tuệ, Tòa án có thể ra quyết định áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời theo yêu cầu của bên nguyên đơn trong các trường hợp sau: (1) Đang có nguy cơ xảy ra thiệt hại không thể khắc phục được cho chủ thể quyền sở hữu trí tuệ; (2) Hàng hóa bị nghi ngờ xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ hoặc chứng cứ liên quan đến hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ có nguy cơ bị tẩu tán hoặc tiêu hủy nếu không được bảo vệ kịp thời.

Các biện pháp khẩn cấp tạm thời bao gồm: thu giữ, kê biên, niêm phong/cấm thay đổi hiện trang/cấm di chuyển, cấm dịch chuyển quyền sở hữu và các biện pháp khác theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự. Các biện pháp trên được áp dụng cho hàng hóa bị nghi ngờ xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, nguyên liệu, vật liệu, phương tiện sản xuất, kinh doanh hàng hóa đó.

14.3.2. Xử lí xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bằng biện pháp hành chính

Thẩm quyền. Việc áp dụng biện pháp hành chính thuộc thẩm quyền của các cơ quan Thanh tra, Công an, Quản lý thị trường, Hải quan, Uỷ ban nhân dân các cấp. Trong trường hợp cần thiết, các cơ quan này có thể áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử phạt hành chính theo quy định của pháp luật.

Các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bị xử lý hành chính bao gồm:

- Xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ gây thiệt hại cho tác giả, chủ sở hữu, người tiêu dùng hoặc cho xã hội;

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ ĐẠI HỌC CẦN THƠ HAY (Trang 132 - 135)