Xem điều 35 luật SHTT

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ ĐẠI HỌC CẦN THƠ HAY (Trang 53 - 55)

Câu hỏi thảo luận

1. Từ “bản quyền” thường được dùng trong thực tế đối với chương trình truyền hình. Vậy nó có ý nghĩa như thế nào – quyền tác giả hay quyền liên quan?

2. Việc một nghệ sĩ lấy tên nghệ danh giống, tương tự với một nghệ sĩ khác có bị coi là xâm phạm quyền nhân thân của người biểu diễn không?

3. Việc tải một bản nhạc mp3 trái phép lên mạng internet xâm phạm quyền của chủ thể nào? 4. Người hát nhép – lipsync – có được coi là người biểu diễn hay không?

CHƯƠNG III

QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP

Theo khoản 1 điều 750 BLDS và khoản 2 điều 3 luật SHTT thì đối tượng quyền sở hữu

công nghiệp bao gồm sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, bí mật kinh doanh, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lí.

Quyền sở hữu công nghiệp (sau đây viết tắt là SHCN) là quyền của tổ chức cá nhân đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lí,128 bí mật kinh doanh do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh.

Riêng quyền chống cạnh tranh không lành mạnh chỉ liên quan đến các hành vi chơi xấu trong kinh doanh thông qua việc vi phạm các quyền SHCN đối với một hoặc nhiều đối tượng SHCN.

Theo Công ước Paris, thì sở hữu công nghiệp phải được hiểu theo nghĩa rộng nhất, không những chỉ áp dụng cho công nghiệp và thương mại theo đúng nghĩa của chúng mà cho cả các ngành sản xuất nông nghiệp, công nghiệp khai thác và tất cả các sản phẩm chế biến hoặc sản phẩm tự nhiên như rượu vang, ngũ cốc, lá thuốc lá, hoa quả...

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ ĐẠI HỌC CẦN THƠ HAY (Trang 53 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(158 trang)
w