Bút hiệu khác của tác giả này là Trần Bạch Đằng, được tác giả dùng khi viết các bài xã luận đăng trên báo Tuổi Trẻ trước đây

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ ĐẠI HỌC CẦN THƠ HAY (Trang 34 - 35)

Quyền công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm. Quyền này có tính chất như một quyền tài sản, nên có thể chuyển giao được. Quyền này khác với các quyền nhân thân khác ở chỗ nó được dành cho người chủ sở hữu quyền tác giả.

Quyền công bố tác phẩm tuy cũng nằm trong nhóm quyền nhân thân, nhưng có thể chuyển giao cho chủ thể khác, thông qua việc “cho phép”, như vậy tính chất của nó cũng như quyền tài sản và trên thực tế, việc bảo hộ quyền này cũng như quyền tài sản. Lí do luật không liệt kê quyền này vào nhóm quyền tài sản có thể là vì bản thân việc công bố tác phẩm chính là nền tảng cho việc phát sinh các quyền tài sản. Trên thực tế, các quyền nhân thân xuất hiện kể từ lúc tác phẩm được định hình, còn các quyền tài sản chỉ xuất hiện lúc công bố tác phẩm. Như vậy, nếu một tác phẩm bị công bố trái phép nhằm khai thác thương mại mà không có sự đồng ý của người tác giả, coi như đồng thời xâm phạm quyền nhân thân và quyền tài sản của quyền tác giả.

Mặt khác, xuất phát từ quy định “chủ sở hữu quyền tác giả là người nắm giữ một, một số,

hoặc toàn bộ các quyền tài sản”, 73như vậy người chỉ nắm giữ quyền công bố không được xem là chủ sở hữu tác phẩm.

Chi tiết về hành vi công bố tác phẩm, xem Mục 2.4.3.

Quyền bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm. Nội dung của quyền này là không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kì hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.

Nhìn chung, cũng như quy định về quyền nhân thân trong luật dân sự, các quyền nhân thân luôn gắn liền với cá nhân và không thể được chuyển giao cho người khác. Quyền này chỉ có ở chủ thể là tác giả sáng tạo nên tác phẩm, hoặc tác giả đồng thời là chủ sở hữu các quyền tài sản đối với tác phẩm.

Theo Công ước Berne, các quyền nhân thân/tinh thần phải được bảo lưu ít nhất cho đến khi các quyền tài sản/kinh tế chấm dứt, hoặc trong một số trường hợp đặc biệt, có thể quy định chấm dứt một phần các quyền này sau khi tác giả chết. Như vậy, luật của các quốc gia tham gia công ước có sự tự do nhất định trong việc quy định bảo hộ các quyền nhân thân. Theo luật Việt Nam, thì trừ quyền công bố tác phẩm, các quyền nhân thân của quyền tác giả được bảo hộ vô thời hạn.74

2.2.2. Quyền tài sản

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ ĐẠI HỌC CẦN THƠ HAY (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(159 trang)
w