Điều 61 Luật SHTT

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ ĐẠI HỌC CẦN THƠ HAY (Trang 59 - 60)

139Theo giải thích tại Điểm 23.6.a Thông tư 01/2007/TT-BKHCN thì Người có hiểu biết trung bình về lĩnh vực kỹ thuật tương ứng được hiểu là người có các kỹ năng thực hành kỹ thuật thông thường và biết rõ các kiến thức chung phổ thuật tương ứng được hiểu là người có các kỹ năng thực hành kỹ thuật thông thường và biết rõ các kiến thức chung phổ biến trong lĩnh vực kỹ thuật tương ứng.

của nó chưa đủ để được bảo hộ như là sáng chế, nhưng vẫn có thể được bảo hộ ở một dạng thấp hơn sáng chế, thay vì không bảo hộ ở bất kì hình thức nào.

Thông thường, để đánh giá về trình độ sáng tạo của một sáng chế, người ta thường trả lời những câu hỏi sau:

- Vấn đề cần giải quyết là gì?

- Giải pháp cho vấn đề đó là như thế nào?

- Các ưu điểm của sáng chế so với tình trạng kĩ thuật đã biết.

Như vậy, nếu giải pháp được đề cập đến trong sáng chế đã được biết đến, hay hiển nhiên, hoặc có thể được một người có trình độ kĩ thuật trung bình trong lĩnh vực kĩ thuật tương ứng nêu ra, giải quyết và dự liệu được kết quả, thì giải pháp này được coi như thiếu tính sáng tạo.

4.2.3. Khả năng áp dụng công nghiệp

Khả năng áp dụng công nghiệp của một sáng chế còn gọi là tính có ích của sáng chế đó chứ không phải chỉ là lí thuyết suông. Thông thường, chỉ khi một đối tượng thỏa mãn tính sáng tạo, thì khả năng áp dụng công nghiệp của nó mới được thẩm định.

Nếu sáng chế thể hiện dưới dạng sản phẩm, thì được coi là có khả năng áp dụng công nghiệp nếu có thể thực hiện được việc chế tạo, sản xuất hàng loạt, và thậm chí là việc sử dụng sản phẩm đó; Còn nếu sáng chế là một quy trình, thì khả năng áp dụng công nghiệp có nghĩa là áp dụng lặp đi lặp lại quy trình - là nội dung của sáng chế và thu được kết quả ổn định, cũng như có thể sử dụng được quy trình.

4.3. ĐỐI TƯỢNG KHÔNG ĐƯỢC BẢO HỘ DƯỚI DANH NGHĨA SÁNG CHẾ

Ngoài các yêu cầu được giới thiệu trong phần 4.2 về điều kiện đối với một sáng chế được bảo hộ, thì đối tượng được đề cập đến trong đơn sáng chế phải không thuộc những trường hợp được quy định là ngoại lệ, tức không có khả năng bảo hộ sáng chế. Theo quy định của Hiệp định TRIPS, thì các quốc gia thành viên có thể loại trừ một số đối tượng theo quy định tại điều 27.2 và 27.3, vì một số mục đích như: bảo vệ trật tự công cộng hoặc đạo đức xã hội, bảo vệ môi trường.

Luật Sở hữu trí tuệ quy định các đối tượng sau đây không được bảo hộ với danh nghĩa sáng chế hay giải pháp hữu ích:140

- Phát minh, lí thuyết khoa học, phương pháp toán học;

- Sơ đồ, kế hoạch, quy tắc và phương pháp để thực hiện các hoạt động trí óc, huấn luyện vật nuôi, thực hiện trò chơi, kinh doanh; chương trình máy tính;

- Cách thức thể hiện thông tin;

- Giải pháp chỉ mang đặc tính thẩm mỹ; - Giống thực vật, giống động vật;

- Quy trình sản xuất thực vật, động vật chủ yếu mang bản chất sinh học mà không phải là quy trình vi sinh;

- Phương pháp phòng ngừa, chẩn đoán và chữa bệnh cho người và động vật.

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ ĐẠI HỌC CẦN THƠ HAY (Trang 59 - 60)