Xem điều 87 luật SHTT

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ ĐẠI HỌC CẦN THƠ HAY (Trang 74 - 75)

đó không gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về nguồn gốc của hàng hoá, dịch vụ.

Quyền đăng kí nhãn hiệu là một quyền mang tính chất tài sản, theo đó, quyền này có thể được chuyển giao cho tổ chức, cá nhân khác dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản, để thừa kế hoặc kế thừa theo quy định của pháp luật với điều kiện các tổ chức, cá nhân được chuyển giao phải đáp ứng các điều kiện đối với người có quyền đăng kí tương ứng, kể cả trong trường hợp người có quyền nộp đơn đã tiến hành nộp đơn.

Đối với nhãn hiệu được bảo hộ tại một nước là thành viên của điều ước quốc tế có quy định cấm người đại diện hoặc đại lý của chủ sở hữu nhãn hiệu đăng kí nhãn hiệu đó mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng là thành viên thì người đại diện hoặc đại lý đó không được phép đăng kí nhãn hiệu nếu không được sự đồng ý của chủ sở hữu nhãn hiệu, trừ trường hợp có lý do chính đáng.

Quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu nổi tiếng được xác lập trên cơ sở thực tiễn sử dụng rộng rãi khiến cho nhãn hiệu đó trở thành nổi tiếng mà không cần thực hiện thủ tục đăng kí tại Cục Sở hữu trí tuệ.

5.2. ĐIỀU KIỆN CHUNG ĐỐI VỚI NHÃN HIỆU ĐƯỢC BẢO HỘ. Nhãn hiệu được

bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây: (1) là dấu hiệu nhìn thấy được; (2) (dấu hiệu đó) phải có khả năng phân biệt.

5.2.1. Dấu hiệu nhìn thấy được. Dấu hiệu nhìn thấy được là các dấu hiệu thể hiện dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc;

Quy định của luật Việt Nam như trên làm hạn chế phạm vi bảo hộ đối với những nhãn hiệu

‘không nhìn thấy được’, như nhãn hiệu âm thanh, mùi, hay được nhận biết bằng xúc giác. Nhiều nước trên thế giới đã bảo hộ cho những nhãn hiệu như vậy, chỉ cần đó là những ‘dấu hiệu’ và ‘có khả năng phân biệt’ các sản phẩm, dịch vụ do các chủ thể khác nhau sản xuất,

cung ứng. Tuy nhiên, cũng như Việt Nam, nhiều nước cũng quy định loại trừ hoặc hạn chế việc đăng kí, ví dụ như chỉ cho đăng kí các dấu hiệu thể hiện dưới dạng đồ họa, để có thể dễ dàng lưu giữ các dấu hiệu đó vào sổ đăng kí, hoặc thực hiện việc công bố cho công chúng về việc nhãn hiệu được đăng kí.169

5.2.2. Nhãn hiệu phải có khả năng khả năng phân biệt. Khả năng phân biệt của một nhãn

hiệu là khả năng phân biệt hàng hoá, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu nào đó với hàng hoá, dịch vụ của chủ thể khác.

Một số nước lại quy định nhãn hiệu phải có tính ‘độc đáo’, có nghĩa là nó phải có khả năng

phân biệt, không phải là tên gọi chung, hay các dấu hiệu mô tả, chữ số, hình học đơn giản... Tựu trung lại, gần giống với ‘khả năng phân biệt’ như luật Việt Nam quy định.

Khả năng phân biệt của nhãn hiệu. Nhãn hiệu được coi là có khả năng phân biệt nếu được tạo thành từ một hoặc một số yếu tố dễ nhận biết, dễ ghi nhớ hoặc từ nhiều yếu tố kết hợp thành một tổng thể dễ nhận biết, dễ ghi nhớ và không thuộc các trường hợp bị coi là không có khả năng phân biệt.

Nhãn hiệu bị coi là không có khả năng phân biệt nếu nhãn hiệu đó là dấu hiệu thuộc một trong các trường hợp sau đây: 170

169 Cẩm nang Sở hữu trí tuệ, chính sách, pháp luật và áp dụng, WIPO (bản dịch của Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam), 2005, Đoạn 2.320 2005, Đoạn 2.320

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ ĐẠI HỌC CẦN THƠ HAY (Trang 74 - 75)