Trước đây gọi là tên gọi xuất xứ hàng hoá

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ ĐẠI HỌC CẦN THƠ HAY (Trang 55 - 56)

BÀI 4 – SÁNG CHẾ

4.1. NHẬN THỨC CHUNG VỀ SÁNG CHẾ

Định nghĩa sáng chế.129 Sáng chế là giải pháp kĩ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên. Giải pháp hữu ích là sáng chế ở trình độ thấp.

Như vậy, theo định nghĩa trên sáng chế có thể thuộc hai dạng: (1)là sản phẩm – ví dụ như máy móc, thiết bị; (2)là quy trình – ví dụ như các công thức hóa học để điều chế sản phẩm. Ngoài ra, xét dưới góc độ sáng tạo, thì ta có sáng chế và giải pháp hữu ích (hay còn gọi là sáng chế ở trình độ thấp).

Nhìn chung, sáng chế có thể được bảo hộ được từ những đối tượng rất đơn giản cho đến rất phức tạp, chỉ cần nó là một ‘giải pháp kĩ thuật’ và thỏa mãn các điều kiện theo luật định. Ví dụ: bộ phận mở lon (bia, nước ngọt...) mà không cần tháo rời ra khỏi vỏ lon (stay-tab

opening) có thể được bảo hộ dưới dạng độc quyền sáng chế vì nó thể hiện là một giải pháp

ưu thế hơn giải pháp trước đây - cái mở lon bị tháo rời khi sử dụng.

Khác biệt với quyền tác giả. Nếu như trong việc bảo hộ bản quyền, một tác phẩm có thể

được bảo hộ nếu như có hình thức thể hiện sáng tạo, thì việc bảo hộ một sáng chế lại tùy thuộc vào nội dung sáng tạo của sáng chế đó.

Ví dụ: cùng một nội dung là tả một ngôi trường, nhưng hai học sinh khác nhau có thể viết hai bài văn khác nhau để tả ngôi trường ấy. Do mỗi người sử dụng từ ngữ, cách diễn đạt khác nhau nên cả hai bài văn đều được coi như hai tác phẩm độc lập với nhau nên quyền tác giả có thể phát sinh một cách độc lập với nhau. Tuy nhiên, một sáng chế được tạo ra giống như một sáng chế khác về nguyên lí vận hành và các đặc điểm kĩ thuật, thì cho dù có hình dáng khác nhau, chất liệu khác nhau cũng bị coi là sao chép sáng chế của người khác.

Sáng chế mật. Điểm mới của Nghị định 122 là quy định thêm về sáng chế mật. Theo đó, sáng chế mật là sáng chế được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định là bí mật nhà nước thuộc lĩnh vực quốc phòng và an ninh quốc gia theo pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước. 130

Tuy sáng chế mật cũng là sáng chế, nhưng do tính chất đặc biệt của nó có liên quan đến bí mật nhà nước nên có những quy định riêng dành cho nó. Ví dụ: đơn đăng kí sáng chế mật không được công bố; chủ sở hữu không được tự do sử dụng, khai thác đối tượng sáng chế, không được tự do nộp đơn xin được bảo hộ ở nước ngoài.

Căn cứ xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế. Quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế được xác lập dựa trên cơ sở cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc công nhận đăng kí quốc tế theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

Ở Việt Nam, tên văn bằng bảo hộ sáng chế là Bằng độc quyền sáng chế hoặc Bằng độc

quyền giải pháp hữu ích, đối với sáng chế mật thì tên văn bằng là Bằng độc quyền sáng chế mật hoặc Bằng độc quyền giải pháp hữu ích mật.

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ ĐẠI HỌC CẦN THƠ HAY (Trang 55 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(158 trang)
w