Tuy nhiên, khi công chúng sử dụng tác phẩm đã hết thời hạn bảo hộ quyền tài sản thì vẫn phải tôn trọng các quyền nhân thân của tác giả

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ ĐẠI HỌC CẦN THƠ HAY (Trang 25 - 26)

tên người tác giả - thì vẫn được tôn trọng và bảo vệ.

c. Các tổ chức, cá nhân được chuyển giao quyền. Ngoài hai đối tượng tác giả và chủ sở hữu quyền tác giả, thì các tổ chức, cá nhân được chuyển giao quyền sử dụng các quyền tài hữu quyền tác giả, thì các tổ chức, cá nhân được chuyển giao quyền sử dụng các quyền tài sản của quyền tác giả có quyền sử dụng các quyền được chuyển giao trong phạm vi hợp đồng chuyển giao.

2.1.2. Tác phẩm – các loại hình tác phẩm được bảo hộ

a. Tác phẩm

Tác phẩm chính là nguồn gốc phát sinh quyền tác giả. Theo cách hiểu này, không có quyền tác giả một cách chung chung, mà quyền tác giả trong mọi trường hợp phải gắn với một tác phẩm cụ thể. Tác phẩm là sản phẩm sáng tạo trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật và khoa học thể hiện bằng bất kỳ phương tiện hay hình thức nào.

Theo Điều 2 Công ước Berne, thì “...Thuật ngữ "Các tác phẩm văn học và nghệ thuật" bao

gồm tất cả các sản phẩm trong lĩnh vực văn học, khoa học và nghệ thuật, bất kỳ được biểu hiện theo phương thức hay dưới hình thức nào, chẳng hạn như sách, tập in nhỏ và các bản viết khác, các bài giảng, bài phát biểu, bài thuyết giáo và các tác phẩm cùng loại; các tác phẩm kịch, hay nhạc kịch, các tác phẩm hoạt cảnh và kịch câm, các bản nhạc có lời hay

51 Xem IP Panorama – một giáo trình điện tử do WIPO, KIPO – Cơ quan sở hữu trí tuệ Hàn Quốc và KIPA – Hiệp hội thúc đẩy sáng chế Hàn Quốc hợp tác sản xuất, nhằm truyền đạt các kiến thức cơ bản về sở hữu trí tuệ cho các doanh thúc đẩy sáng chế Hàn Quốc hợp tác sản xuất, nhằm truyền đạt các kiến thức cơ bản về sở hữu trí tuệ cho các doanh nghiệp, link: http://www.wipo.int/sme/en/multimedia/, cập nhật ngày 27-6-2013

52 Điều 40 luật Sở hữu trí tuệ 200553 Điều 41 luật Sở hữu trí tuệ 2005 53 Điều 41 luật Sở hữu trí tuệ 2005

54 Quy định cụ thể tại điều 42 Luật sở hữu trí tuệ 2005

55 Tuy nhiên, khi công chúng sử dụng tác phẩm đã hết thời hạn bảo hộ quyền tài sản thì vẫn phải tôn trọng các quyền nhân thân của tác giả nhân thân của tác giả

không lời, các tác phẩm điện ảnh và các tác phẩm được diễn tả bằng một kỹ thuật tương tự với điện ảnh, các tác phẩm đồ họa, hội họa, kiến trúc, điêu khắc, chạm trổ, in thạch bản; các tác phẩm nhiếp ảnh và các tác phẩm được diễn tả bằng một kỹ thuật tương tự như nhiếp ảnh; các tác phẩm nghệ thuật ứng dụng, minh họa, địa đồ, đồ án, bản phác họa và các tác phẩm tạo hình liên quan đến địa lí, địa hình, kiến trúc hay khoa học.”

Quy định của Việt Nam về tác phẩm có sự tương đồng rất lớn với Công ước Berne. Theo luật SHTT, tác phẩm được gọi cho các tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học, được quy định cụ thể tại điều 14 Luật Sở hữu trí tuệ. Theo đó, tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học được bảo hộ bao gồm các dạng được liệt kê sau đây:

Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc kí tự khác. Đặc trưng của loại tác phẩm dạng này là được

thể hiện bằng chữ viết (viết tay, đánh máy...), hoặc các kí tự khác. Các kí tự khác là các kí tự thay thế cho chữ viết, ví dụ chữ nổi cho người khiếm thị, kí hiệu tốc kí, và các loại kí hiệu tương tự khác do tác giả tự định nghĩa. Các kí tự thay thế này phải có khả năng chuyển hóa sang chữ viết, có thể hiểu và tiếp cận được, có thể sao chép được bằng nhiều hình thức khác. Đối với dạng tác phẩm truyền miệng, ví dụ: truyện cổ tích hay sử thi, là những tác phẩm không được thể hiện dưới dạng chữ viết, cũng được luật bản quyền tại nhiều nước bảo hộ.56 Tại Việt Nam, các dạng tác phẩm này rơi vào nhóm “tác phẩm văn học, nghệ thuật dân

gian” và được bảo hộ theo quy định riêng.

Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác. Đặc trưng của loại tác phẩm dạng này là thể hiện

bằng ngôn ngữ nói. Ngôn ngữ nói ở đây có thể là ngôn ngữ nói thể hiện bằng âm thanh hoặc bằng hình ảnh và phải được định hình dưới một hình thức vật chất nhất định. Trường hợp đặc biệt, một số bài phát biểu được thể hiện dưới hình thức “ngôn ngữ hình thể” – ví dụ: các bài giảng cho người khiếm thính – tuy luật không đề cập đến, nhưng nên được coi như là một dạng tác phẩm kiểu này.

Trong trường hợp tác giả của bài giảng, bài phát biểu, bài nói định hình tác phẩm của mình dưới dạng bản ghi âm, ghi hình, thì họ được hưởng quyền tác giả đối với tác phẩm của mình, và quyền của chủ sở hữu đối với bản ghi âm, ghi hình đó, như là một chủ thể của quyền liên quan – nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình (Xem nội dung trong bài 3: Quyền liên quan đến quyền tác giả).

Tác phẩm báo chí. Tác phẩm báo chí bao gồm các thể loại: phóng sự, ghi nhanh, tường thuật, phỏng vấn, phản ánh, điều tra, bình luận, xã luận, chuyên luận, kí báo chí và các thể loại báo chí khác nhằm đăng, phát trên báo in, báo nói (đài truyền thanh), báo hình (đài truyền hình), báo điện tử (website) hoặc các phương tiện khác.

Cần lưu ý là không phải tác phẩm nào xuất hiện trên báo cũng được coi là tác phẩm báo chí. Ví dụ các bài thơ, truyện ngắn đăng trên báo được xem là dạng tác phẩm văn học như đã đề cập đến ở trên.

Tác phẩm âm nhạc. Là các tác phẩm được thể hiện dưới dạng nốt nhạc trong các bản nhạc

hoặc các kí tự âm nhạc khác, có hoặc không có lời, không phụ thuộc vào việc trình diễn hay không trình diễn. Như vậy, tác phẩm âm nhạc có thể được hiểu là:

- Một tác phẩm âm nhạc thể hiện dưới dạng một bản nhạc trên giấy (hoặc các phương tiện lưu trữ khác) chỉ bao gồm các nốt nhạc và lời nhạc được viết/in ra.

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ ĐẠI HỌC CẦN THƠ HAY (Trang 25 - 26)