Điểm 42.4 Thông tư 01/2007/TT-BKHCN

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ ĐẠI HỌC CẦN THƠ HAY (Trang 73 - 74)

166 Ở Việt Nam hiện nay, có trường hợp các hiệp hội, tổ chức tự công nhận cho nhau các danh hiệu như “nhãn hiệu Việt”, “thương hiệu nổi tiếng”... Việc tự công nhận lẫn nhau như vậy không có giá trị pháp lí, mà chỉ có giá trị tham Việt”, “thương hiệu nổi tiếng”... Việc tự công nhận lẫn nhau như vậy không có giá trị pháp lí, mà chỉ có giá trị tham khảo cho cơ quan có thẩm quyền khi xem xét một nhãn hiệu có nổi tiếng hay không.

là hoàn toàn phù hợp với quy định tại điều 6bis Công ước Paris,167 theo đó, công ước cho phép các nước thành viên có quyền từ chối việc đăng kí một nhãn hiệu với lí do trùng hoặc tương tự, hoặc gây nhầm lẫn với một nhãn hiệu được cơ quan có thẩm quyền tại nước thành viên đó coi là nổi tiếng.Vì vậy, việc xem xét một nhãn hiệu là nổi tiếng hay không tại một quốc gia cụ thể nhìn chung tùy thuộc vào cơ quan có thẩm quyền tại một nước thành viên công ước và luật pháp tại quốc gia đó.

Trong cả hai cách công nhận nhãn hiệu nổi tiếng, thì nhãn hiệu nổi tiếng đó sẽ được ghi nhận vào Danh mục nhãn hiệu nổi tiếng được lưu giữ tại Cục Sở hữu trí tuệ.

Căn cứ xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu. Quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu được xác lập dựa trên cơ sở cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền – ở Việt Nam là Cục Sở hữu trí tuệ. Quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu đăng kí quốc tế theo Thỏa ước Madrid và Nghị định thư Madrid được xác lập trên cơ sở công nhận của cơ quan quản lý nhà nước đối với đăng kí quốc tế đó. Quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu nổi tiếng được xác lập trên cơ sở thực tiễn sử dụng rộng rãi nhãn hiệu đó theo quy định tại Điều 75 của Luật Sở hữu trí tuệ mà không cần thực hiện thủ tục đăng kí. Văn bằng bảo hộ đối với nhãn hiệu được gọi là Giấy chứng nhận đăng kí nhãn hiệu.

Quyền đăng kí nhãn hiệu.168 Trong trường hợp nhãn hiệu phải đăng kí mới có quyền sở hữu

công nghiệp thì quyền đăng kí nhãn hiệu được quy định như sau:

- Tổ chức, cá nhân có quyền đăng kí nhãn hiệu dùng cho hàng hoá do mình sản xuất hoặc dịch vụ do mình cung cấp.

- Tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động thương mại hợp pháp có quyền đăng kí nhãn hiệu cho sản phẩm mà mình đưa ra thị trường nhưng do người khác sản xuất với điều kiện người sản xuất không sử dụng nhãn hiệu đó cho sản phẩm và không phản đối việc đăng kí đó. - Tổ chức tập thể được thành lập hợp pháp có quyền đăng kí nhãn hiệu tập thể để các thành viên của mình sử dụng theo quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể; đối với dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lí của hàng hóa, dịch vụ, tổ chức có quyền đăng kí là tổ chức tập thể của các tổ chức, cá nhân tiến hành sản xuất, kinh doanh tại địa phương đó; đối với địa danh, dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lí đặc sản địa phương của Việt Nam thì việc đăng kí phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.

- Tổ chức có chức năng kiểm soát, chứng nhận chất lượng, đặc tính, nguồn gốc hoặc tiêu chí khác liên quan đến hàng hóa, dịch vụ có quyền đăng kí nhãn hiệu chứng nhận với điều kiện không tiến hành sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đó; đối với địa danh, dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lí đặc sản địa phương của Việt Nam thì việc đăng kí phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.

- Nhiều người cùng đăng kí một nhãn hiệu. Hai hoặc nhiều tổ chức, cá nhân có quyền cùng đăng kí một nhãn hiệu để trở thành đồng chủ sở hữu nếu việc sử dụng nhãn hiệu đó phải nhân danh tất cả các đồng chủ sở hữu hoặc sử dụng cho hàng hoá, dịch vụ mà tất cả các đồng chủ sở hữu đều tham gia vào quá trình sản xuất, kinh doanh và việc sử dụng nhãn hiệu 167 Điều 6 bis Công ước Paris quy định:“Một cách mặc nhiên nếu luật quốc gia cho phép điều đó, hoặc theo đề nghị của bên có liên quan, các nước thành viên của Liên minh có trách nhiệm từ chối hoặc huỷ bỏ đăng kí, ngăn cấm việc sử dụng nhãn hiệu mà nhãn hiệu đó là sự sao chép, bắt chước, biên dịch, và có khả năng gây nhầm lẫn với nhãn hiệu đó được cơ quan có thẩm quyền của nước đăng kí hoặc nước sử dụng coi là nhãn hiệu nổi tiếng tại nước đó của người được Công ước cho hưởng lợi thế sử dụng nhãn hiệu đó trên các loại hàng hoá giống hoặc tương tự. Những quy định này cũng được áp dụng trong trường hợp thành phần chủ yếu của nhãn hiệu là sự sao chép của bất kỳ nhãn hiệu nổi tiếng nào hoặc là sự bắt chước có khả năng gây nhầm lẫn với nhãn hiệu đó...”

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ ĐẠI HỌC CẦN THƠ HAY (Trang 73 - 74)