Theo quy định tại điều 121, 123 luật Sở hữu trí tuệ

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ ĐẠI HỌC CẦN THƠ HAY (Trang 102 - 103)

- Loại thứ hai: tổ chức, cá nhân được Nhà nước trao quyền sử dụng chỉ dẫn địa lí. Các tổ chức, cá nhân này chỉ có quyền sử dụng và quyền ngăn cấm hành vi sử dụng trái phép chỉ dẫn địa lí đó mà thôi.227

Quyền sử dụng chỉ dẫn địa lí. Bao gồm các hành vi sau đây:228

- Gắn chỉ dẫn địa lí được bảo hộ lên hàng hóa, bao bì hàng hóa, phương tiện kinh doanh, giấy tờ giao dịch trong hoạt động kinh doanh;

- Lưu thông (bán, trưng bày để bán, vận chuyển), chào bán, quảng cáo nhằm để bán, tàng trữ để bán hàng hóa có mang chỉ dẫn địa lí được bảo hộ;

- Nhập khẩu hàng hóa có mang chỉ dẫn địa lí được bảo hộ.

Quyền ngăn cấm hành vi sử dụng trái phép chỉ dẫn địa lí được bảo hộ.229 Quyền này dành cho tổ chức, cá nhân được trao quyền quản lý hoặc sử dụng chỉ dẫn địa lí. Tuy nhiên, trong trường hợp người khác sử dụng nhãn hiệu trùng hoặc tương tự với chỉ dẫn địa lí được bảo hộ nếu nhãn hiệu đó đã đạt được sự bảo hộ một cách trung thực trước ngày nộp đơn đăng kí chỉ dẫn địa lí đó; hoặc sử dụng một cách trung thực tên người, dấu hiệu mô tả chủng loại, số lượng, chất lượng, công dụng, giá trị, nguồn gốc địa lí và các đặc tính khác của hàng hoá, dịch vụ thì các tổ chức, cá nhân được trao quyền quản lý hoặc sử dụng chỉ dẫn địa lí không có quyền ngăn cấm.

9.5. HÀNH VI XÂM PHẠM QUYỀN ĐỐI VỚI CHỈ DẪN ĐỊA LÍ

Các hành vi sau đây được xem là xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn địa lí:

- Sử dụng chỉ dẫn địa lí được bảo hộ cho sản phẩm mặc dù có nguồn gốc xuất xứ từ khu vực địa lí mang chỉ dẫn địa lí, nhưng sản phẩm đó không đáp ứng các tiêu chuẩn về tính chất, chất lượng đặc thù của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lí. Do đặc thù của chỉ dẫn địa lí, không phải bất kì sản phẩm nào có nguồn gốc từ vùng địa lí được bảo hộ cũng có những đặc tính như mong muốn. Ví dụ: một nhà vườn trồng bưởi ở vùng Phúc Trạch,230 tuy bưởi trồng tại vùng nhưng chất lượng không ngon, không đáp ứng được các tiêu chuẩn về chất lượng thì không được quyền sử dụng chỉ dẫn địa lí bưởi Phúc Trạch cho sản phẩm của mình.

- Sử dụng chỉ dẫn địa lí được bảo hộ cho sản phẩm tương tự với sản phẩm mang chỉ dẫn địa lí nhằm mục đích lợi dụng danh tiếng, uy tín của chỉ dẫn địa lí. Ví dụ: một nhà sản xuất nước mắm ở Rạch Giá, Kiên Giang gắn chỉ dẫn Phú Quốc lên trên các chai nước mắm của mình, mặc dù nước mắm do đơn vị này sản xuất không có xuất xứ từ Phú Quốc, Kiên Giang.

- Sử dụng bất kỳ dấu hiệu nào trùng hoặc tương tự với chỉ dẫn địa lí được bảo hộ cho sản phẩm không có nguồn gốc từ khu vực địa lí mang chỉ dẫn địa lí đó làm cho người tiêu dùng hiểu sai rằng sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực địa lí đó. Ví dụ hành vi sử dụng nhãn hiệu trùng với chỉ dẫn địa lí được bảo hộ.

- Sử dụng chỉ dẫn địa lí được bảo hộ đối với rượu vang, rượu mạnh cho rượu vang, rượu mạnh không có nguồn gốc xuất xứ từ khu vực địa lí tương ứng với chỉ dẫn địa lí đó, kể cả trường hợp có nêu chỉ dẫn về nguồn gốc xuất xứ thật của hàng hoá hoặc chỉ dẫn địa lí được 227 Về điểm này quy định tại khoản 2 điều 123 có chút lủng củng. Theo đó, tại điểm b, quyền sử dụng của người được trao quyền sử dụng không thấy đề cập tới, nhưng chúng ta có thể hiểu là người được trao quyền sử dụng chỉ dẫn địa lí thì đương nhiên có quyền sử dụng nó

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ ĐẠI HỌC CẦN THƠ HAY (Trang 102 - 103)