Chương IIIa Sáng chế mật – Nghị định 103/2006/NĐ-CP

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ ĐẠI HỌC CẦN THƠ HAY (Trang 56 - 58)

Đăng kí bảo hộ sáng chế. Theo quy định, muốn xác lập quyền đối với sáng chế thì phải đi

đăng kí với cơ quan có thẩm quyền và được cấp văn bằng bảo hộ. Như vậy, quá trình đăng kí là bắt buộc, không giống như pháp luật về quyền tác giả không bắt buộc đăng kí mà vẫn có có thể được bảo hộ bản quyền.

Yếu tố ‘được cấp văn bằng bảo hộ’ cũng là yếu tố không thể thiếu. Một người đi đăng kí sáng chế, nếu như vì lí do nào đó không được cấp văn bằng bảo hộ thì cũng không có độc quyền khai thác đối với sáng chế của mình.

Hiện nay, theo pháp luật Việt Nam, có thể đăng kí bảo hộ sáng chế theo quy định của luật trong nước hoặc theo quy định của Hiệp ước PCT – Hiệp ước hợp tác quốc tế về bằng sáng chế năm 1970.

Người có quyền đăng kí sáng chế. Xét về bản chất, quyền đi đăng kí sáng chế là một quyền mang tính chất tài sản. Người có quyền đăng kí có thể chuyển giao cho người khác thông qua hợp đồng bằng văn bản, để thừa kế hoặc kế thừa theo quy định của pháp luật, kể cả trường hợp đã nộp đơn đăng kí. Nếu có nhiều người cùng tạo ra, hoặc đầu tư để tạo ra sáng chế thì việc đăng kí sáng chế phải được sự đồng ý của tất cả những người đó.

Người có quyền đăng kí sáng chế bao gồm tác giả tạo ra sáng chế và những người đầu tư tạo ra sáng chế.

Người có quyền đăng kí sáng chế là tác giả tạo ra sáng chế bằng công sức và chi phí của mình. Ví dụ: Nông dân A tự mình nghiên cứu và chế tạo ra máy gặt lúa trong vùng nước ngập. Vậy theo quy định, ông A là người có quyền đi nộp đơn đăng kí xin cấp Bằng độc quyền sáng chế đối với máy gặt lúa đó. Trong trường hợp này, tác giả và chủ sở hữu của sáng chế - nếu được cấp Bằng độc quyền – là một.

Nếu tác giả không phải là người trực tiếp đầu tư, thì quyền đăng kí thuộc về tổ chức, cá nhân đầu tư kinh phí, phương tiện vật chất cho tác giả dưới hình thức giao việc, thuê việc sẽ là người có quyền đi đăng kí sáng chế, trừ khi có thỏa thuận khác. Ví dụ: Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh C đầu tư kinh phí cho nông dân B chế tạo ra máy hút bùn trong ao nuôi tôm. Vậy nếu không có thỏa thuận gì khác, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh C có quyền đi đăng kí xin cấp Bằng độc quyền sáng chế đối với máy hút bùn đó.

Riêng trong trường hợp sáng chế được tạo ra từ ngân sách Nhà nước thì thực hiện theo quy định của Chính phủ.

Trường hợp nhiều tổ chức, cá nhân cùng nhau tạo ra hoặc đầu tư để tạo ra sáng chế, các tổ chức, cá nhân đó đều có quyền đăng kí và quyền đăng kí đó chỉ được thực hiện nếu được tất cả các tổ chức, cá nhân đó đồng ý.

Người có quyền đăng kí có thể trực tiếp thực hiện việc đăng kí hoặc chuyển giao quyền đăng kí cho tổ chức, cá nhân khác dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản, để thừa kế hoặc kế thừa theo quy định của pháp luật, kể cả trường hợp đã nộp đơn đăng kí.

Bằng độc quyền sáng chế. Theo quy định của Việt Nam và hầu hết các nước, muốn có

quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế phải làm thủ tục đăng kí tại cơ quan sáng chế quốc gia hoặc khu vực và được cấp bằng. Khi đăng kí bảo hộ thành công, thì chủ sở hữu của sáng chế sẽ được cấp Bằng độc quyền sáng chế. Đúng như tên gọi, Bằng độc quyền sáng chế cho phép người chủ sở hữu sáng chế có được độc quyền khai thác thương mại sáng chế trong một thời hạn nhất định, ngược lại chủ sở hữu sáng chế phải bộc lộ sáng chế đó cho công chúng được biết. Bằng độc quyền này còn giúp cho chủ sở hữu sáng chế có quyền ngăn cấm tổ chức, cá nhân khác sử dụng trái phép sáng chế của mình. Tuy nhiên, Nhà nước

không tự động thực thi độc quyền sáng chế, mà thường phải theo yêu cầu của người chủ văn bằng, ví dụ: theo yêu cầu trong một vụ kiện dân sự.131

Tuy nhiên, việc đăng kí bảo hộ sáng chế đôi khi không phải là giải pháp tối ưu trong mọi trường hợp. Trong nhiều trường hợp, giữ bí mật về sáng chế của mình như một bí mật kinh

doanh lại mang nhiều lợi ích hơn cho chủ sở hữu sáng chế.132

4.2. ĐIỀU KIỆN CHUNG ĐỐI VỚI SÁNG CHẾ ĐƯỢC BẢO HỘ

Luật Sở hữu trí tuệ quy định sáng chế được cấp Bằng phải có đầy đủ tính mới, trình độ sáng tạo, và khả năng áp dụng công nghiệp.

Về giải pháp hữu ích,133 pháp luật sở hữu trí tuệ cũng quy định, sáng chế được bảo hộ dưới hình thức cấp Bằng độc quyền giải pháp hữu ích nếu không phải là hiểu biết thông thường và đáp ứng hai điều kiện là có tính mới và khả năng áp dụng công nghiệp. Giải pháp hữu ích về cơ bản cũng là sáng chế nhưng ở trình độ thấp hơn. So với sáng chế, giải pháp hữu ích chỉ thấp hơn ở trình độ sáng tạo. Những đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa là sáng chế cũng không được bảo hộ với danh nghĩa giải pháp hữu ích.

Trên thực tế, người ta thường không đi đăng kí để được cấp ‘Bằng độc quyền giải pháp hữu ích’ ngay từ đầu, mà đăng kí cấp ‘Bằng độc quyền sáng chế’. Việc xem xét bảo hộ theo dạng nào được tiến hành bởi cơ quan tiếp nhận đơn. Khi cơ quan tiếp nhận đơn thẩm định đơn sáng chế, nếu xét thấy tính sáng tạo không cao, sẽ chuyển sang bảo hộ ở dạng thấp hơn, đó là giải pháp hữu ích. Trong quá trình xử lí đơn, người nộp đơn có thể yêu cầu chuyển đổi từ đơn Sáng chế thành đơn Giải pháp hữu ích, hoặc ngược lại, miễn là việc xin chuyển đổi được thực hiện trước khi Cục Sở hữu trí tuệ ra thông báo từ chối cấp văn bằng bảo hộ hoặc quyết định cấp văn bằng bảo hộ, với điều kiện người nộp đơn phải nộp lệ phí chuyển đổi đơn theo quy định.

Nhìn chung, pháp luật quốc tế cũng như hầu hết các quốc gia đều coi tính mới, tính sáng tạo và hữu ích của một sáng chế là các điều kiện để được cấp văn bằng bảo hộ.

4.2.1. Tính mới

Có tính mới. Bước đầu tiên của quá trình thẩm định nội dung đối với một đơn đăng kí sáng

chế là xem xét tính mới. Theo luật của nhiều nước, sáng chế được mô tả trong đơn xin cấp Bằng phải khác biệt với các giải pháp kĩ thuật đã biết trong nước và trên thế giới.134

Theo luật Việt Nam, tính mới của sáng chế cũng được quy định tương tự, theo đó sáng chế được coi là có tính mới nếu chưa bị bộc lộ công khai dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc bất kì hình thức nào khác ở trong nước hoặc ở nước ngoài trước ngày nộp đơn đăng kí sáng chế hoặc trước ngày ưu tiên trong trường hợp đơn đăng kí sáng chế được hưởng quyền ưu tiên.

Như vậy, việc bộc lộ một sáng chế có thể được thực hiện theo các hình thức sau:

- Mô tả sáng chế đó trong một ấn phẩm, hoặc xuất bản theo một hình thức khác, có thể thông qua xuất bản phẩm ở dạng hữu hình, hoặc có thể là dạng điện tử. Mô tả sáng chế theo 131 Cẩm nang Sở hữu trí tuệ, chính sách, pháp luật và áp dụng, WIPO (bản dịch của Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam), 2005, Đoạn 2.5

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ ĐẠI HỌC CẦN THƠ HAY (Trang 56 - 58)