Khoản 13, 15 điều 4 Nghị định 100/2006/NĐ-CP

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ ĐẠI HỌC CẦN THƠ HAY (Trang 37 - 38)

81 Hiện nay, một số phần của Nghị định 61/2002/NĐ-CP đã hết hiệu lực kể từ khi Nghị định 18/2014/NĐ-CP có hiệu lực thi hành 18/2014/NĐ-CP có hiệu lực thi hành

82 Thuật ngữ tiếng Anh: “fair-use” tạm dịch “sử dụng chính đáng”83 Điều 25 Nghị định 100/2006/NĐ-CP 83 Điều 25 Nghị định 100/2006/NĐ-CP

84 Cần phân biệt “trích dẫn hợp l픓đạo văn” (plagiarism). “Trích dẫn hợp lí” là việc trích dẫn phù hợp với nội dung và số lượng hợp lí, có ghi rõ nguồn gốc trích dẫn: tác giả, tác phẩm, nhà xuất bản, năm xuất bản… Còn “đạo văn” dung và số lượng hợp lí, có ghi rõ nguồn gốc trích dẫn: tác giả, tác phẩm, nhà xuất bản, năm xuất bản… Còn “đạo văn”

là hành vi sao chép, sử dụng tác phẩm của người khác mà không ghi rõ nguồn gốc, tự cho đó là của mình. 85 Khoản 1 điều 24 Nghị định 100/2006/NĐ-CP

- Trích dẫn tác phẩm để giảng dạy trong nhà trường mà không làm sai ý tác giả, không nhằm mục đích thương mại;

- Sao chép tác phẩm để lưu trữ trong thư viện với mục đích nghiên cứu. Trường hợp này cũng chỉ được quyền sao chép một bản. Thư viện không được sao chép và phân phối bản sao tác phẩm tới công chúng, kể cả bản sao kỹ thuật số, nếu như không được phép của người có quyền đối với tác phẩm;86

- Biểu diễn tác phẩm sân khấu, loại hình biểu diễn nghệ thuật khác trong các buổi sinh hoạt văn hoá, tuyên truyền cổ động không thu tiền dưới bất kì hình thức nào. Các hình thức thu tiền có thể là bán vé, hoặc chương trình có tài trợ, hoặc quảng cáo;

- Ghi âm, ghi hình trực tiếp buổi biểu diễn để đưa tin thời sự hoặc để giảng dạy. Ở đây, mục đích của việc ghi âm, ghi hình được xác định rõ là ‘để đưa tin thời sự hoặc giảng dạy’. Việc

ghi âm, ghi hình này phải có giới hạn hợp lí, tương tự như trường hợp trích dẫn, để không làm ảnh hưởng đến việc khai thác thương mại các buổi biểu diễn đó;

- Chụp ảnh, truyền hình tác phẩm tạo hình, kiến trúc, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng được trưng bày tại nơi công cộng nhằm giới thiệu hình ảnh của tác phẩm đó;

- Chuyển tác phẩm sang chữ nổi hoặc ngôn ngữ khác cho người khiếm thị. Đây là một ngoại lệ gây nhiều tranh cãi, bởi phạm vi của nó quá rộng, bao trùm luôn cả quyền làm tác phẩm phái sinh – một quyền tài sản của quyền tác giả. Nếu như trong trường hợp thứ nhất là chuyển sang chữ nổi, do hành vi này do không phải là dịch nên không có gì đáng bàn, thì hành vi thứ hai: “chuyển tác phẩm sang ngôn ngữ khác” lại mang bản chất của việc dịch tác phẩm. Chính vì vậy, nhiều người lo ngại rằng ngoại lệ này sẽ bị lợi dụng cho các hành vi sử dụng tác phẩm trái phép từ các đối tượng khác không phải là người khiếm thị. Một số ý kiến khác thì cho rằng “ngôn ngữ khác” ở đây không phải là các dạng ngôn ngữ thông thường, mà là các dạng ngôn ngữ cũng dành cho người mù. Tuy nhiên phân tích này tỏ ra không hợp lí, khi trong quy định về tác phẩm thể hiện dưới dạng kí tự khác, luật lại sử dụng thuật ngữ

kí tự khác chứ không phải ngôn ngữ khác khi nói đến các dạng kí tự dành cho người khiếm

thị.87

- Nhập khẩu bản sao tác phẩm của người khác để sử dụng riêng. Trường hợp này cũng chỉ được nhập không quá một bản.88

* Như vậy, xét về bản chất, các trường hợp sử dụng nêu trên đều vì mục đích phi lợi nhuận, hoặc phục vụ cho nghiên cứu, giảng dạy, hoặc vì những mục đích công cộng. Cần chú ý rằng tuy có ngoại lệ, nhưng tổ chức, cá nhân sử dụng tác phẩm trong các trường hợp này không được làm ảnh hưởng đến việc khai thác bình thường tác phẩm, không gây phương hại đến các quyền của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả; phải thông tin về tên tác giả và nguồn gốc, xuất xứ của tác phẩm.

Việc sử dụng các tác phẩm trong các trường hợp ngoại lệ trên không được áp dụng đối với

tác phẩm kiến trúc, tác phẩm tạo hình, chương trình máy tính. Đối với chương trình máy

tính. Ngoại lệ duy nhất là việc tổ chức, cá nhân có quyền sử dụng hợp pháp bản sao chương trình máy tính có thể làm không quá một bản sao dự phòng, để thay thế khi bản sao đó bị mất, bị hư hỏng hoặc không thể sử dụng được.89

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ ĐẠI HỌC CẦN THƠ HAY (Trang 37 - 38)