Điều 135 luật SHTT

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ ĐẠI HỌC CẦN THƠ HAY (Trang 90 - 91)

Yếu tố xâm phạm quyền đối với kiểu dáng công nghiệp.202 Yếu tố xâm phạm quyền đối với kiểu dáng công nghiệp là sản phẩm hoặc phần của sản phẩm mà hình dáng bên ngoài không khác biệt đáng kể với kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ.

Căn cứ để xác định yếu tố xâm phạm quyền đối với kiểu dáng công nghiệp là phạm vi bảo hộ kiểu dáng công nghiệp được xác định theo Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp. Sản phẩm, phần sản phẩm bị coi là yếu tố xâm phạm quyền đối với kiểu dáng công nghiệp thuộc một trong các trường hợp sau đây:

- Trên sản phẩm hoặc phần sản phẩm bị xem xét, kể cả trường hợp đã được cấp Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp, có tập hợp các đặc điểm tạo dáng hợp thành một tổng thể là bản sao hoặc về bản chất là bản sao (gần như không thể phân biệt được sự khác biệt) của kiểu dáng công nghiệp của chủ sở hữu khác đã được bảo hộ mà không được sự đồng ý của người đó;

- Trên sản phẩm hoặc phần sản phẩm bị xem xét có tập hợp các đặc điểm tạo dáng hợp thành một tổng thể là bản sao hoặc về bản chất là bản sao của kiểu dáng công nghiệp của ít nhất một sản phẩm trong bộ sản phẩm được bảo hộ của người khác.

Kiểu dáng công nghiệp của một sản phẩm (phần sản phẩm) chỉ bị coi là không khác biệt đáng kể với kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ khi kiểu dáng công nghiệp đó là bản sao hoặc về bản chất là bản sao của kiểu dáng công nghiệp đã được bảo hộ.

7.6. ĐĂNG KÍ BẢO HỘ KIỂU DÁNG CÔNG NGHIỆP

Đăng kí bảo hộ kiểu dáng công nghiệp là việc người có quyền nộp đơn xin bảo hộ tiến hành nộp đơn tại cơ quan sở hữu quốc gia – Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam để được cấp văn bằng bảo hộ.

Việc nộp đơn có thể được người có quyền đăng kí trực tiếp tiến hành, hoặc thông qua người đại diện hợp pháp. Trong quá trình tiếp nhận đơn, thì cơ quan tiếp nhận đơn sẽ áp dụng nguyên tắc nộp đơn đầu tiên và nguyên tắc ưu tiên. Đơn đăng kí bảo hộ kiểu dáng công nghiệp sẽ trải qua các bước thẩm định về hình thức và nội dung theo quy định.203

Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp có hiệu lực trên toàn lãnh thổ Việt Nam, và hiệu lực đó phát sinh kể từ ngày cấp đến hết năm năm kể từ ngày nộp đơn, được gia hạn hai lần liên tiếp, mỗi lần năm năm. Chủ bằng bảo hộ muốn gia hạn hiệu lực của văn bằng thì phải đóng phí gia hạn.

Trên văn bằng bảo hộ kiểu dáng công nghiệp thể hiện rõ các nội dung: chủ sở hữu kiểu dáng công nghiệp, tác giả kiểu dáng công nghiệp đối tượng, phạm vi và thời hạn bảo hộ.

Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp có thể bị chấm dứt, hoặc hủy bỏ hiệu lực theo quy định. Nếu có sai sót về các thông tin trong văn bằng, thì chủ văn bằng có quyền yêu cầu cơ quan quản lí nhà nước tiến hành sửa đổi. Quyết định về việc cấp, chấm dứt, hủy bỏ, sửa đổi Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp được cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp ghi nhận vào sổ đăng kí quốc gia về SHCN và được công bố trên Công báo Sở hữu công nghiệp trong thời hạn sáu mươi ngày, kể từ ngày ra quyết định.

Một số nước cho phép đăng kí một kiểu dáng công nghiệp đồng thời với danh nghĩa một quyền sở hữu công nghiệp và một tác phẩm, nếu như nó đáp ứng được các điều kiện bảo hộ 202 Điều 10 Nghị định 105/2006/NĐ-CP

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ ĐẠI HỌC CẦN THƠ HAY (Trang 90 - 91)