Điều 11 Nghị định 105/2006/NĐ-CP

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ ĐẠI HỌC CẦN THƠ HAY (Trang 79 - 82)

âm, phiên âm đối với dấu hiệu, chữ, ý nghĩa, cách trình bày, màu sắc và gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu;

- Hàng hoá, dịch vụ mang dấu hiệu bị nghi ngờ trùng hoặc tương tự về bản chất hoặc có liên hệ về chức năng, công dụng và có cùng kênh tiêu thụ với hàng hoá, dịch vụ thuộc phạm vi bảo hộ.

Đối với nhãn hiệu nổi tiếng, dấu hiệu bị nghi ngờ bị coi là yếu tố xâm phạm nếu:

- Dấu hiệu bị nghi ngờ trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu thuộc phạm vi bảo hộ;

- Hàng hoá, dịch vụ mang dấu hiệu bị nghi ngờ trùng hoặc tương tự về bản chất hoặc có liên hệ về chức năng, công dụng và có cùng kênh tiêu thụ với hàng hoá, dịch vụ thuộc phạm vi bảo hộ. hoặc hàng hoá, dịch vụ không trùng, không tương tự, không liên quan tới hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu nổi tiếng nhưng có khả năng gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về nguồn gốc hàng hoá, dịch vụ hoặc gây ấn tượng sai lệch về mối quan hệ giữa người sản xuất, kinh doanh sản phẩm, dịch vụ đó với chủ sở hữu nhãn hiệu nổi tiếng.

Trường hợp sản phẩm, dịch vụ mang dấu hiệu trùng hoặc khó phân biệt về tổng thể cấu tạo và cách trình bày so với nhãn hiệu được bảo hộ cho sản phẩm, dịch vụ cùng loại thuộc phạm vi bảo hộ thì bị coi là hàng hoá giả mạo nhãn hiệu theo quy định tại Điều 213 của Luật Sở hữu trí tuệ.

5.8. ĐĂNG KÍ BẢO HỘ NHÃN HIỆU

Đăng kí bảo hộ nhãn hiệu là việc người có quyền nộp đơn xin bảo hộ tiến hành nộp đơn tại cơ quan sở hữu quốc gia – Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam để được cấp văn bằng bảo hộ.

Các dấu hiệu đi kèm nhãn hiệu. Theo quy định của luật pháp Hoa Kì, thì một nhãn

hiệu bắt buộc phải có dấu hiệu ® nhằm thể hiện: (1) dấu hiệu đi kèm là nhãn hiệu, (2) nhãn hiệu đã được đăng kí tại Cơ quan Sáng chế và Nhãn hiệu hàng hóa của Hoa Kì, dấu hiệu này sau đó được sử dụng rất phổ biến trên thế giới. Ở Việt Nam chưa có quy định nào tương tự.178 Bên cạnh đó, còn có dấu hiệu ™, chỉ ra rằng dấu hiệu đi kèm với nó là một nhãn hiệu, tuy nhiên chưa xác định rõ là đã đăng kí hay chưa.

Việc nộp đơn có thể được người có quyền đăng kí trực tiếp tiến hành, hoặc thông qua người đại diện hợp pháp. Trong quá trình tiếp nhận đơn, thì cơ quan tiếp nhận đơn sẽ áp dụng nguyên tắc nộp đơn đầu tiên và nguyên tắc ưu tiên. Đơn đăng kí bảo hộ nhãn hiệu sẽ được tiến hành thẩm định hình thức trước, sau đó sẽ thẩm định nội dung mà không cần yêu cầu của người nộp đơn.

Giấy chứng nhận đăng kí nhãn hiệu có hiệu lực trên toàn lãnh thổ Việt Nam, và hiệu lực đó phát sinh kể từ ngày cấp đến hết mười năm kể từ ngày nộp đơn, được gia hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần mười năm. Chủ bằng bảo hộ muốn gia hạn hiệu lực của văn bằng thì phải đóng phí gia hạn.

Trên văn bằng bảo hộ nhãn hiệu thể hiện rõ các nội dung: chủ sở hữu nhãn hiệu, đối tượng, phạm vi và thời hạn bảo hộ.

Giấy chứng nhận sử dụng nhãn hiệu có thể bị chấm dứt, hoặc hủy bỏ hiệu lực theo quy định. Nếu có sai sót về các thông tin trong văn bằng, thì chủ văn bằng có quyền yêu cầu cơ quan quản lí nhà nước tiến hành sửa đổi. Quyết định về việc cấp, chấm dứt, hủy bỏ, sửa đổi Giấy 178 Cẩm nang Sở hữu trí tuệ, chính sách, pháp luật và áp dụng, WIPO (bản dịch của Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam), 2005, Đoạn 2.388

chứng nhận đăng kí nhãn hiệu được cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp ghi nhận vào sổ đăng kí quốc gia về SHCN và được công bố trên Công báo Sở hữu công nghiệp trong thời hạn sáu mươi ngày, kể từ ngày ra quyết định.

Riêng đối với nhãn hiệu nổi tiếng thì việc xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với nó không dựa trên thủ tục đăng kí mà dựa trên việc sử dụng.

Câu hỏi thảo luận

1. Nghĩa vụ sử dụng có áp dụng đối với nhãn hiệu nổi tiếng hay không?

2. Nhận định “nhãn hiệu nổi tiếng được xem như đã đăng kí cho tất cả các hàng hóa dịch vụ” đúng hay sai?

3. Nhãn hiệu AQUAVINA có tương tự với nhãn hiệu AQUAFINA không?

4. Nhãn hiệu và thương hiệu có cùng song song tồn tại trong một doanh nghiệp hay không? 5. Công ty Hunshan thuê bà Lan thiết kế một nhãn hiệu cho một sản phẩm của mình. Sau khi thiết kế xong, công ty Hunshan trả tiền công thiết kế cho bà Lan theo thỏa thuận. Bà Lan có quyền tác giả đối với nhãn hiệu mà mình thiết kế không?

6. Công ty Da Việt chuyên sản xuất các mặt hàng da từ da động vật như: bò, kanguru, cá sấu, cá đuối... Trong quá trình sản xuất, nhằm tạo niềm tin cho người tiêu dùng, công ty đã thiết kế một dấu hiệu đặc biệt, được đóng chìm lên trên các mặt hàng da của công ty, dấu hiệu đó có cụm từ ‘100% da thật’. Công ty Da Việt có quyền đăng kí cụm từ ‘100% da thật’ làm nhãn hiệu chứng nhận cho sản phẩm của mình hay không?

8. Nhãn hiệu có thể là đối tượng của li-xăng không tự nguyện không? 9. Nhãn hiệu chưa đăng kí được bảo hộ như thế nào?

10. Một nhãn hiệu được bảo hộ hay không có liên quan đến bản chất hàng hóa/dịch vụ mang tên nhãn hiệu đó hay không?

BÀI 6 – TÊN THƯƠNG MẠI6.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TÊN THƯƠNG MẠI 6.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TÊN THƯƠNG MẠI

Khái niệm. Tên thương mại – trade name - là tên gọi của tổ chức, cá nhân dùng trong hoạt động kinh doanh để phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên gọi đó với chủ thể kinh doanh mang tên gọi khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh.

Khu vực kinh doanh là khu vực địa lí nơi chủ thể kinh doanh có bạn hàng, khách hàng hoặc có danh tiếng.

Phân biệt tên thương mại và nhãn hiệu. Có nhiều trường hợp tên thương mại và nhãn hiệu có thành phần trùng nhau. Ví dụ nước ngọt mang nhãn hiệu Pepsi do công ty Pepsi sản

xuất. trong khi nhãn hiệu nhìn chung có chức năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ được sản xuất, cung ứng bởi các chủ thể khác nhau, thì tên thương mại phân biệt các chủ thể sản xuất, cung ứng các hàng hóa, dịch vụ đó. Các doanh nghiệp có thể vận dụng các quy định của luật sở hữu trí tuệ về nhãn hiệu và tên thương mại để có thể được bảo hộ vững chắc hơn thương hiệu của mình. Ví dụ, một doanh nghiệp có thể lấy thành phần tên riêng trong tên thương mại để đăng kí làm nhãn hiệu hàng hóa hoặc dịch vụ.

Tuy đều có chức năng phân biệt, nhưng khác với nhãn hiệu khi một doanh nghiệp có thể đăng kí nhiều nhãn hiệu khác nhau cho hàng hóa, dịch vụ do mình sản xuất hay cung ứng, còn đối với tên thương mại thì một chủ thể kinh doanh chỉ sử dụng một tên thương mại trong việc kinh doanh của mình.

Căn cứ xác lập quyền đối với tên thương mại. Quyền đối với tên thương mại được xác lập trên cơ sở sử dụng hợp pháp tên thương mại đó.179 Quy định này được giải thích rõ hơn trong Điều 7.3 Nghị định 103/2006/NĐ-CP “Quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương

mại được xác lập trên cơ sở thực tiễn sử dụng hợp pháp tên thương mại đó tương ứng với khu vực (lãnh thổ) và lĩnh vực kinh doanh mà không cần thực hiện thủ tục đăng ký”. Như vậy, luật không quy định tên thương mại cần phải đăng kí với cơ quan chức năng quản lí về sở hữu trí tuệ.

Cũng theo hướng dẫn tại Điểm 1.6 Thông tư 01 năm 2007 của Bộ Khoa học – Công Nghệ thì quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại được xác lập trên cơ sở sử dụng hợp

pháp tên thương mại đó mà không cần thực hiện thủ tục đăng kí tại Cục Sở hữu trí tuệ. Khi sử dụng quyền và giải quyết tranh chấp quyền đối với tên thương mại, chủ thể có tên thương mại phải chứng minh quyền của mình bằng các chứng cứ thể hiện thời gian, lãnh thổ, lĩnh vực trong đó tên thương mại đã được chủ thể đó sử dụng. Cần lưu ý, việc đăng ký tên gọi

của tổ chức, cá nhân kinh doanh trong thủ tục kinh doanh không được coi là sử dụng tên gọi đó mà chỉ là một điều kiện để việc sử dụng tên gọi đó được coi là hợp pháp.180

Theo Công ước Paris, thì tên thương mại được bảo hộ ở tất cả các nước thành viên mà không bắt buộc phải nộp đơn đăng kí, bất kể tên thương mại đó có hay không là một phần của nhãn hiệu hàng hóa.181

6.2. ĐIỀU KIỆN CHUNG ĐỐI VỚI TÊN THƯƠNG MẠI ĐƯỢC BẢO HỘ

Tên thương mại được bảo hộ nếu có khả năng phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên

thương mại đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh. Khả năng phân biệt của một tên thương mại được hiểu là tên thương mại đó phải:

-Chứa thành phần tên riêng, trừ trường hợp đã được biết đến rộng rãi do sử dụng. Ví dụ có một công ty mang tên thương mại là Công ty TNHH Hòa Lợi, thì Hòa Lợi là thành phần tên riêng.

- Không trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với tên thương mại mà người khác đã sử dụng trước trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh. Ngược lại, một nhãn hiệu cũng không được trùng hoặc tương tự với tên thương mại của người khác đã được sử dụng trước, nếu như việc sử dụng nó có thể gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về nguồn gốc thực của hàng hóa, dịch vụ đó. 182

- Không trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của người khác hoặc với chỉ dẫn địa lí đã được bảo hộ trước ngày tên thương mại đó được sử dụng. Ví dụ: nếu chỉ dẫn địa lí Chè Shan tuyết Mộc Châu đã được bảo hộ thì việc một doanh nghiệp lấy tên là Mộc Châu sẽ bị coi là không có khả năng phân biệt.

Như vậy, khả năng phân biệt của một tên thương mại được xem xét không chỉ đối với các tên thương mại khác, mà còn đối với các nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lí đã được bảo hộ.

179 Khoản 3.b. điều 6 luật Sở hữu trí tuệ 2005180 Khoản 2 điều 16 Nghị định 103/2006/NĐ-CP

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ ĐẠI HỌC CẦN THƠ HAY (Trang 79 - 82)