Điều tương tự cũng xảy ra cho nhãn hiệu Honda ở Việt Nam, tuy nhiên, nhãn hiệu Honda vẫn được bảo hộ như là một nhãn hiệu nổi tiếng

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ ĐẠI HỌC CẦN THƠ HAY (Trang 101 - 102)

- Chỉ dẫn địa lí trùng hoặc tương tự với một nhãn hiệu đang được bảo hộ, nếu việc sử dụng chỉ dẫn địa lí đó được thực hiện thì sẽ gây nhầm lẫn về nguồn gốc của sản phẩm.225

- Chỉ dẫn địa lí gây hiểu sai lệch cho người tiêu dùng về nguồn gốc địa lí thực của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lí đó. Điều này có thể xảy ra trong một số trường hợp tên địa danh trùng nhau ở các quốc gia khác nhau, khi đó chỉ dẫn địa lí có liên quan sẽ có thể bị từ chối bảo hộ.

9.4. CHỦ THỂ VÀ NỘI DUNG QUYỀN SHCN ĐỐI VỚI CHỈ DẪN ĐỊA LÍ

Chủ thể quyền đối với chỉ dẫn địa lí bao gồm chủ sở hữu chỉ dẫn địa lí và tổ chức, cá nhân được trao quyền quản lí hoặc sử dụng.

Nhà nước trao quyền sử dụng chỉ dẫn địa lí cho tổ chức, cá nhân tiến hành việc sản xuất sản phẩm mang chỉ dẫn địa lí tại địa phương tương ứng và đưa sản phẩm đó ra thị trường. Nhà nước trực tiếp thực hiện quyền quản lý chỉ dẫn địa lí hoặc trao quyền quản lý chỉ dẫn địa lí cho tổ chức đại diện quyền lợi của tất cả các tổ chức, cá nhân được trao quyền sử dụng chỉ dẫn địa lí.

Chủ sở hữu chỉ dẫn địa lí.226 Tại Việt Nam, chỉ dẫn địa lí thuộc sở hữu Nhà nước. Liên quan đến chỉ dẫn địa lí, Nhà nước có hai quyền sau:

- Quyền chuyển giao quyền sử dụng chỉ dẫn địa lí cho tổ chức, cá nhân tiến hành các hoạt động sản xuất sản phẩm mang chỉ dẫn địa lí đó ra thị trường.

- Quyền quản lí chỉ dẫn địa lí hoặc trao quyền quản lí chỉ dẫn địa lí cho tổ chức đại diện quyền lợi cho tất cả các tổ chức, cá nhân được trao quyền sử dụng chỉ dẫn địa lí.

Tổ chức, cá nhân được trao quyền quản lý chỉ dẫn địa lí. Xuất phát từ việc Nhà nước có thể trao quyền quản lí, quyền sử dụng cho tổ chức, cá nhân khác, nên ta có hai loại chủ thể được trao quyền:

- Loại thứ nhất: tổ chức, cá nhân được Nhà nước trao quyền quản lí chỉ dẫn địa lí.

Cơ quan, tổ chức có quyền quản lý chỉ dẫn địa lí bao gồm: (1)Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi có khu vực địa lí tương ứng với chỉ dẫn địa lí trong trường hợp chỉ dẫn địa lí thuộc một địa phương; (2)Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là đại diện theo uỷ quyền của các Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác nơi có khu vực địa lí tương ứng với chỉ dẫn địa lí trong trường hợp chỉ dẫn địa lí thuộc nhiều địa phương; (3)Cơ quan, tổ chức được Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trao quyền quản lý chỉ dẫn địa lí với điều kiện cơ quan, tổ chức đó đại diện cho quyền lợi của tất cả các tổ chức, cá nhân được trao quyền sử dụng chỉ dẫn địa lí.

Các tổ chức, cá nhân này có quyền sử dụng, cho phép người khác sử dụng chỉ dẫn địa lí, ngăn cấm các trường hợp sử dụng trái phép chỉ dẫn địa lí.

225 Việc một chỉ dẫn địa lí trùng với một nhãn hiệu đã được bảo hộ cũng không được bảo hộ với danh nghĩa chỉ dẫn địa lí có thể coi là một trường hợp đặc biệt của việc ‘tôn trọng quyền được xác lập trước’, theo đó, quyền sở hữu công nghiệp có thể bị huỷ bỏ hiệu lực hoặc bị cấm sử dụng nếu xung đột với quyền sở hữu trí tuệ của tổ chức, cá nhân khác được xác lập trước. Tuy vậy, chỉ dẫn địa lí nhìn chung là một tài sản chung của cộng đồng, nó liên quan đến tên địa danh và được sự quản lí bởi Nhà nước. Giả sử một doanh nghiệp nào đó đăng kí một tên địa danh thành một nhãn hiệu độc quyền cho một sản phẩm, sẽ dẫn đến hậu quả là chỉ dẫn địa lí liên quan đến sản phẩm đó sẽ không được bảo hộ. Vô hình trung, gây ảnh hưởng đến việc khai thác một cách rộng rãi và mạnh mẽ hơn đối với tên địa danh đó.

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ ĐẠI HỌC CẦN THƠ HAY (Trang 101 - 102)