Khoản 3 điều 2 Luật Cạnh tranh 241 Khoản 1 điều 17 nghị định

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ ĐẠI HỌC CẦN THƠ HAY (Trang 113 - 114)

quy định của pháp luật về cạnh tranh.242 Các hình thức xử phạt được quy định chi tiết trong các văn bản hướng dẫn thi hành Luật cạnh tranh, như Nghị định 120/2005/NĐ-CP. Bên cạnh hình thức phạt tiền đến 5% tổng doanh thu trong năm tài chính trước năm thực

hiện hành vi vi phạm của từng doanh nghiệp là các bên tham gia thỏa thuận có thị phần kết hợp trên thị trường liên quan từ 30% trở lên,243 các tổ chức, cá nhân vi phạm liên quan đến sở hữu công nghiệp có thể bị buộc sử dụng hoặc bán lại các sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp đã mua nhưng không sử dụng.244Tuy nhiên, quy định này lại không phù hợp với Luật sở hữu trí tuệ ở những điểm sau:

- Về mặt đối tượng, luật sở hữu trí tuệ không quy định hành vi hạn chế cạnh tranh bị cấm liên quan đến kiểu dáng công nghiệp;

- Nghĩa vụ sử dụng được quy định trong luật sở hữu trí tuệ chỉ dành cho sáng chế và nhãn hiệu, không dành cho kiểu dáng công nghiệp;

- Luật sở hữu trí tuệ không quy định bắt buộc các chủ sở hữu phải chuyển nhượng (bán) lại các đối tượng sở hữu công nghiệp của mình, mà chỉ bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng.

Câu hỏi thảo luận

1. Cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến bí mật kinh doanh và kiểu dáng công nghiệp được quy định trong luật nào?

2. Hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong sở hữu công nghiệp có thể bị xử lí theo luật cạnh tranh hay theo luật sở hữu trí tuệ?

3. Những nhãn hiệu chưa đăng kí mà bị người khác làm giả, nhái theo có thể được bảo vệ thông qua các quy định về cạnh tranh không lành mạnh hay không?

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ ĐẠI HỌC CẦN THƠ HAY (Trang 113 - 114)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(158 trang)
w