Khác với quy định trong sở hữu công nghiệp chỉ quy định chấm dứt hiệu lực văn bằng bảo hộ, thì Bằng bảo hộ giống cây trồng không bị chấm dứt hiệu lực mà có thể bị đình chỉ hiệu lực và phục hồi hiệu lực theo quy định tại điều

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ ĐẠI HỌC CẦN THƠ HAY (Trang 123 - 124)

Đơn đăng kí bảo hộ giống cây trồng sẽ được thẩm định về hình thức và nội dung. Trong quá trình tiếp nhận đơn, thì cơ quan tiếp nhận đơn sẽ áp dụng nguyên tắc nộp đơn đầu tiên và nguyên tắc ưu tiên.

Khi văn bằng bảo hộ giống cây trồng được cấp, thì các thông tin có liên quan: tên tác giả, tên chủ sở hữu quyền, tên giống và loài cây trồng, thời hạn bảo hộ sẽ được ghi nhận trên văn bằng. Bằng bảo hộ giống cây trồng sẽ được ghi nhận vào Sổ đăng kí quốc gia về giống cây trồng được bảo hộ.

Bằng bảo hộ giống cây trồng có hiệu lực trên toàn lãnh thổ Việt Nam, và hiệu lực đó phát sinh kể từ ngày cấp đến hết hai mươi lăm năm đối với giống cây thân gỗ và cây nho; đến hết hai mươi năm đối với các giống cây trồng khác.259

Bằng bảo hộ giống cây trồng có thể bị đình chỉ, phục hồi260 hiệu lực hoặc hủy bỏ hiệu llực theo quy định. Nếu có sai sót về các thông tin trong văn bằng, thì chủ văn bằng có quyền yêu cầu cơ quan quản lí nhà nước về giống cây trồng tiến hành sửa đổi, cấp lại văn bằng mới. Quyết định về việc cấp, cấp lại, đình chỉ, hủy bỏ, sửa đổi Bằng bảo hộ giống cây trồng được cơ quan quản lý nhà nước về quyền đối với giống cây trồng công bố trên tạp chí chuyên ngành về giống cây trồng trong thời hạn sáu mươi ngày, kể từ ngày ra quyết định.

---Câu hỏi thảo luận Câu hỏi thảo luận

1. So sánh việc bảo hộ giống cây trồng và sáng chế?

2. So sánh quy định của luật SHTT về bảo hộ giống cây trồng mới và quy định của UPOV 1991?

4. Nguyên tắc nộp đơn đầu tiên đối với giống cây trồng có gì khác so với nguyên tắc nộp đơn đầu tiên đối với các đối tượng sở hữu công nghiệp?

259 Theo UPOV, thì thời hạn nói trên phải không được ngắn hơn 20 năm kể từ ngày công nhận quyền của nhà tạo giống. Đối với cây thân gỗ và thân leo, thời hạn bảo hộ phải không được ngắn hơn 25 năm kể từ ngày nói trên. giống. Đối với cây thân gỗ và thân leo, thời hạn bảo hộ phải không được ngắn hơn 25 năm kể từ ngày nói trên.

260 Khác với quy định trong sở hữu công nghiệp chỉ quy định chấm dứt hiệu lực văn bằng bảo hộ, thì Bằng bảo hộ giống cây trồng không bị chấm dứt hiệu lực mà có thể bị đình chỉ hiệu lực và phục hồi hiệu lực theo quy định tại điều giống cây trồng không bị chấm dứt hiệu lực mà có thể bị đình chỉ hiệu lực và phục hồi hiệu lực theo quy định tại điều 170 Luật sở hữu trí tuệ.

CHƯƠNG VI

Bài 13 - CHUYỂN GIAO QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ

Trong các mục tiêu của WIPO, có một mục tiêu quan trọng, đó là thúc đẩy việc chuyển giao công nghệ giữa các nước thành viên. Nói cách khác, WIPO khuyến khích việc chuyển giao từ các nước nắm nhiều quyền SHTT sang các nước nghèo, có ít các tài sản trí tuệ nhằm rút ngắn khoảng cách giữa các nước. Trong chương này, ta sẽ tìm hiểu các quy định về chuyển giao quyền SHTT được thực hiện dưới hình thức chuyển nhượng, hoặc chuyển quyền sử dụng (thông qua các hợp đồng li-xăng).

13.1. KHÁI NIỆM – PHÂN LOẠI

Việc chuyển giao các quyền sở hữu trí tuệ là một phần quan trọng trong hoạt động khai thác các độc quyền sở hữu trí tuệ của chủ thể quyền. Các độc quyền chỉ có thể phát huy được giá trị của nó nếu như bên cạnh việc tự sử dụng của chủ sở hữu, còn có thể chuyển giao cho các tổ chức, cá nhân khác. Chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ là việc chủ thể quyền chuyển giao các quyền mình có đối với tài sản trí tuệ cho tổ chức, cá nhân khác, thông qua hợp đồng chuyển giao hoặc quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Theo quy định của luật sở hữu trí tuệ Việt Nam, việc chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ có thể được phân loại dựa theo các tiêu chí sau đây:

- Dựa vào đối tượng của chuyển giao, ta có chuyển giao quyền tác giả - quyền liên quan, chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp, chuyển giao quyền đối với giống cây trồng.

- Dựa vào tính chất của chuyển giao, ta có chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ (hay chuyển quyền sở hữu), và chuyển giao quyền sử dụng (hay li-xăng).

- Dựa vào tính tự nguyện của việc chuyển giao, ta có chuyển giao theo thỏa thuận giữa các bên và chuyển giao theo kiểu bắt buộc (li-xăng bắt buộc hay li-xăng không tự nguyện). - Dựa vào hình thức của việc chuyển giao, ta có chuyển giao theo hợp đồng và chuyển giao theo quyết định hành chính.

13.2. CHUYỂN GIAO QUYỀN TÁC GIẢ, QUYỀN LIÊN QUAN13.2.1. Chuyển nhượng quyền tác giả, quyền liên quan 13.2.1. Chuyển nhượng quyền tác giả, quyền liên quan

Khái niệm. Chuyển nhượng quyền tác giả, quyền liên quan là việc chủ sở hữu quyền chuyển giao quyền sở hữu đối với các quyền mang tính chất tài sản của quyền tác giả, quyền liên quan.261 Người được chuyển giao sẽ trở thành chủ sở hữu mới của quyền được chuyển giao.

Chủ thể chuyển nhượng. Chủ thể chuyển nhượng quyền tác giả, quyền liên quan là các tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu của quyền tác giả, quyền liên quan. Nếu có nhiều người là đồng chủ sở hữu, thì việc chuyển nhượng phải được sự đồng ý của tất cả các đồng sở hữu đó. Tuy nhiên, trong trường hợp tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm – ghi hình, chương trình phát sóng có các phần riêng biệt có thể tách ra để sử dụng độc lập, thì chủ sở hữu các phần đó có quyền chuyển nhượng quyền tác giả, quyền liên quan đối với chúng cho tổ chức, cá nhân khác. Ví dụ: tác giả của một bài hát trong phim có thể chuyển nhượng bài hát mà mình là

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ ĐẠI HỌC CẦN THƠ HAY (Trang 123 - 124)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(159 trang)
w