Điều 2 hiệp ước Washington 206 International Circuit

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ ĐẠI HỌC CẦN THƠ HAY (Trang 93 - 95)

Thiết kế bố trí được bảo hộ nếu nó có tính nguyên gốc và có tính mới thương mại.

Tính nguyên gốc của thiết kế bố trí. Thiết kế bố trí được coi là có tính nguyên gốc nếu đáp

ứng các điều kiện sau đây:

- Là kết quả lao động sáng tạo của chính tác giả;

- Chưa được những người sáng tạo thiết kế bố trí và những nhà sản xuất mạch tích hợp bán dẫn biết đến một cách rộng rãi tại thời điểm tạo ra thiết kế bố trí đó.

Thiết kế bố trí là sự kết hợp các phần tử, các mối liên kết thông thường chỉ được coi là có tính nguyên gốc nếu toàn bộ sự kết hợp đó có tính nguyên gốc.

Tính mới thương mại của thiết kế bố trí. Khác với sáng chế và kiểu dáng công nghiệp chỉ

yêu cầu tính mới, đối với thiết kế bố trí, luật quy định phải có tính mới thương mại. Thiết kế bố trí được coi là có tính mới thương mại nếu chưa được khai thác thương mại tại bất kì nơi nào trên thế giới trước ngày nộp đơn đăng kí.

Cũng tương tự như sáng chế và kiểu dáng công nghiệp, người ta không đi xem xét tính mới thương mại của một thiết kế bố trí một cách trực tiếp, mà đi chứng minh điều ngược lại là nó có bị mất tính mới thương mại hay chưa. Theo quy định của luật, thì thiết kế bố trí không bị coi là mất tính mới thương mại nếu đơn đăng kí thiết kế bố trí được nộp trong thời hạn hai năm kể từ ngày thiết kế bố trí đó đã được người có quyền đăng kí hoặc người được người đó cho phép khai thác nhằm mục đích thương mại lần đầu tiên tại bất kì nơi nào trên thế giới. Hành vi khai thác thương mại thiết kế bố trí là hành vi phân phối công khai nhằm mục đích thương mại đối với mạch tích hợp bán dẫn được sản xuất theo thiết kế bố trí hoặc hàng hoá chứa mạch tích hợp bán dẫn đó.

8.3. ĐỐI TƯỢNG KHÔNG ĐƯỢC BẢO HỘ VỚI DANH NGHĨA THIẾT KẾ BỐ TRÍ

Các đối tượng sau đây không được bảo hộ với danh nghĩa thiết kế bố trí:

- Nguyên lí, quy trình, hệ thống, phương pháp được thực hiện bởi mạch tích hợp bán dẫn; - Thông tin, phần mềm chứa trong mạch tích hợp bán dẫn. Các thành phần này, nếu như muốn được bảo hộ sở hữu trí tuệ, có thể được bảo hộ dưới dạng chương trình máy tính.

8.4. CHỦ THỂ VÀ NỘI DUNG QUYỀN SHCN ĐỐI VỚI THIẾT KẾ BỐ TRÍ

Tương tự như đối với sáng chế và kiểu dáng công nghiệp, quyền sở hữu công nghiệp đối với thiết kế bố trí dành cho chủ thể, chủ sở hữu và tác giả của thiết kế bố trí. Chủ sở hữu thiết kế bố trí là tổ chức, cá nhân được cơ quan có thẩm quyền cấp Bằng độc quyền thiết kế bố trí. Tác giả của thiết kế bố trí là người trực tiếp sáng tạo ra thiết kế bố trí đó, trong trường hợp có nhiều người cùng tạo ra thiết kế bố trí thì họ là các đồng tác giả.

Bên cạnh chủ sở hữu và tác giả, còn có các tổ chức, cá nhân được chủ sở hữu quyền SHCN đối với TKBT chuyển giao quyền sử dụng thông qua hợp đồng chuyển quyền sử dụng TKBT. Các tổ chức, cá nhân này sẽ có các quyền sử dụng theo nội dung của hợp đồng chuyển giao.

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ ĐẠI HỌC CẦN THƠ HAY (Trang 93 - 95)