Khoả n1 điều 18 Nghị định 103/2006/NĐ-CP 151 Điều 135 luật SHTT

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ ĐẠI HỌC CẦN THƠ HAY (Trang 63 - 64)

- 15% tổng số tiền mà chủ sở hữu nhận được trong mỗi lần nhận tiền thanh toán do chuyển giao quyền sử dụng sáng chế.

Nếu như có nhiều đồng tác giả, thì các đồng tác giả tự thỏa thuận phân chia số tiền được chi trả. Quyền nhận thù lao sẽ chấm dứt nếu Bằng độc quyền sáng chế hết thời hạn bảo hộ theo quy định.152

4.4.3. Quyền của tổ chức, cá nhân được chuyển giao quyền sử dụng

Tổ chức, cá nhân được chuyển giao quyền sử dụng sáng chế có quyền sử dụng sáng chế như phân tích tại mục 4.4.1.a theo các nội dung quyền được chuyển giao trong hợp đồng. Trong trường hợp hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng sáng chế là hợp đồng độc quyền, thì người sử dụng sáng chế cũng có nghĩa vụ sử dụng, như phân tích tại mục 4.4.1.e.

4.5. HẠN CHẾ CỦA QUYỀN SHCN ĐỐI VỚI SÁNG CHẾ

Hạn chế của quyền đối với sáng chế chủ yếu liên quan đến quyền của chủ sở hữu sáng chế, bao gồm một số trường hợp như sau:

- Quyền của người sử dụng trước;

- Nghĩa vụ trả thù lao và nghĩa vụ sử dụng; - Quyền sử dụng sáng chế nhân danh Nhà nước;

- Chuyển giao quyền sử dụng sáng chế theo quyết định của cơ quan Nhà nước.

4.5.1. Quyền của người sử dụng trước

Khái niệm. Quyền của người sử dụng trước là quyền của người tạo ra sáng chế hoặc kiểu dáng công nghiệp một cách độc lập trước ngày đơn xin cấp bằng độc quyền sáng chế, kiểu dáng công nghiệp đó được nộp (hoặc hưởng quyền ưu tiên).153

Trên thực tế, việc tạo ra và sử dụng đối với một sáng chế cụ thể nào đó có thể trùng hợp giữa nhiều tổ chức, cá nhân khác nhau. Giả sử có hai người khác nhau cùng độc lập tạo ra một sáng chế, nhưng sau đó chỉ có một người được cấp Bằng độc quyền sáng chế thì người được cấp Bằng có quyền sử dụng độc quyền của mình để ngăn cản việc người không có Bằng độc quyền sáng chế sử dụng sáng chế đó hay không?

Rõ ràng, giải pháp cho phép người không có Bằng, nhưng đã tạo ra sáng chế từ trước, vẫn có quyền sử dụng sáng chế do mình tạo ra, nhưng không được làm ảnh hưởng đến việc khai thác lợi ích kinh tế của người được cấp Bằng độc quyền sẽ là một hướng dung hòa hợp lí cho tình huống này.Đây cũng chính là cơ sở lí luận cho quyền của người sử dụng trước. Để có quyền của người sử dụng trước, cần phải có các điều kiện như sau:

- Sáng chế được người đó tạo ra một cách độc lập;

- Việc sử dụng, hoặc chuẩn bị các điều kiện để sử dụng sáng chế phải trước ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên của đơn đăng kí sáng chế.

Hạn chế của quyền sử dụng trước. Khi thỏa các điều kiện trên, thì một người có thể sử dụng một sáng chế đồng nhất với sáng chế đã được cấp Bằng độc quyền cho người khác, mà không bị coi là xâm phạm quyền của người được cấp Bằng đó. Tuy nhiên, người có quyền sử dụng trước bị những hạn chế là:

152 Khoản 2 điều 18 Nghị định 103 /2006/NĐ-CP153 Theo khoản 1 điều 134 luật SHTT

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ ĐẠI HỌC CẦN THƠ HAY (Trang 63 - 64)