Khoản 4 điều 3 Luật Cạnh tranh

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ ĐẠI HỌC CẦN THƠ HAY (Trang 110 - 112)

Trong luật SHTT, việc chống cạnh tranh không lành mạnh là một quyền thuộc lĩnh vực sở hữu công nghiệp. Điều 4 luật SHTT quy định như sau: “Quyền sở hữu công nghiệp là

quyền của tổ chức, cá nhân đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lí, bí mật kinh doanh do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh.”

Như vậy, xét về phạm vi, quyền chống cạnh tranh không lành mạnh trong sở hữu công nghiệp có phạm vi hẹp hơn so với quy định chung về các hành vi cạnh tranh không lành mạnh, vì hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong sở hữu công nghiệp không chỉ là các hành vi trái với chuẩn mực thông thường về đạo đức kinh doanh, gây thiệt hại hoặc có thể

gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp khác hoặc người tiêu dùng mà còn phải liên quan đến các đối tượng thuộc sở hữu công nghiệp.

Từ các phân tích trên, ta có thể xây dựng khái niệm về cạnh tranh không lành mạnh trong sở hữu công nghiệp như sau:

“Cạnh tranh không lành mạnh trong sở hữu công nghiệp là các hành vi cạnh tranh của doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh trái với chuẩn mực thông thường về đạo đức kinh doanh thông qua việc xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp của doanh nghiệp khác, gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp khác hoặc người tiêu dùng.”

Căn cứ xác lập quyền chống cạnh tranh không lành mạnh trong sở hữu công nghiệp.

Quyền chống cạnh tranh không lành mạnh được xác lập trên cơ sở thực tiễn của hoạt động cạnh tranh mà không cần thực hiện thủ tục đăng kí tại Cục Sở hữu trí tuệ. Khi sử dụng quyền chống cạnh tranh không lành mạnh, chủ thể phải chứng minh quyền của mình bằng các chứng cứ thể hiện đối tượng, lĩnh vực, lãnh thổ, thời gian kinh doanh liên quan đến hoạt động cạnh tranh.

Từ căn cứ này, các hành vi xâm phạm một đối tượng chưa được xác lập quyền một cách đầy đủ theo luật SHTT, ví dụ: nhãn hiệu chưa đăng kí bảo hộ, cũng có thể được bảo vệ dưới góc độ Luật Cạnh tranh.

Chủ thể của quyền chống cạnh tranh không lành mạnh trong sở hữu công nghiệp. Nếu theo khoản 4 điều 4 luật SHTT thì Quyền sở hữu công nghiệp là quyền của tổ chức, cá nhân

đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lí, bí mật kinh doanh do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh và khoản 6 điều 4 Chủ thể quyền sở hữu trí tuệ là chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ hoặc tổ chức, cá nhân được chủ sở hữu chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ ta có thể suy ra chủ thể của quyền chống cạnh tranh không lành mạnh liên quan

đến sở hữu công nghiệp là chủ sở hữu quyền chống cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến sở hữu công nghiệp và các tổ chức, cá nhân được chủ sở hữu chuyển giao quyền.

Tuy nhiên, khi xem xét các quy định trong luật SHTT về chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp, thì không thể có chuyển giao quyền chống cạnh tranh không lành mạnh. Vì vậy,

quyền chống cạnh tranh không lành mạnh chỉ là quyền của các chủ sở hữu của quyền sở hữu công nghiệp.

11.2. CÁC ĐỐI TƯỢNG CÓ LIÊN QUAN TRONG HÀNH VI CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH TRONG SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP VÀ CÁC HÀNH VI KHÔNG LÀNH MẠNH TRONG SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP VÀ CÁC HÀNH VI CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH BỊ CẤM

Chỉ dẫn thương mại. Theo khoản 2 điều 130 luật SHTT thì “chỉ dẫn thương mại là các

thương mại, biểu tượng kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, chỉ dẫn địa lí, kiểu dáng bao bì của hàng hoá, nhãn hàng hoá.” So với đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp thì có đôi

chút khác biệt về đối tượng của hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Các đối tượng của sở hữu công nghiệp như sáng chế, thiết kế bố trí, bí mật kinh doanh không được đề cập đến trong các hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Ngược lại, một số đối tượng như khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, tên miền internet, nhãn hàng hóa tuy không phải là các đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp238 lại được thể hiện trong phạm vi đối tượng có liên quan của hành vi cạnh tranh không lành mạnh.

Các hành vi sau đây bị cấm liên quan đến chỉ dẫn thương mại:

- Sử dụng chỉ dẫn thương mại gây nhầm lẫn về chủ thể kinh doanh, hoạt động kinh doanh, nguồn gốc thương mại của hàng hoá, dịch vụ;

- Sử dụng chỉ dẫn thương mại gây nhầm lẫn về xuất xứ, cách sản xuất, tính năng, chất lượng, số lượng hoặc đặc điểm khác của hàng hoá, dịch vụ; về điều kiện cung cấp hàng hoá, dịch vụ;

Quy định của Luật Cạnh tranh cũng có nhiều nét tương đồng trong trường hợp này, theo đó cấm doanh nghiệp sử dụng chỉ dẫn chứa đựng thông tin gây nhầm lẫn về tên thương mại, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, bao bì, chỉ dẫn địa lí và các yếu tố khác theo quy định của Chính phủ để làm sai lệch nhận thức của khách hàng về hàng hóa, dịch vụ nhằm mục đích cạnh tranh.

Nhãn hiệu. Liên quan trực tiếp đến nhãn hiệu, thì luật quy định hành vi cạnh tranh không lành mạnh là hành vi sử dụng nhãn hiệu được bảo hộ tại một nước là thành viên của điều ước quốc tế có quy định cấm người đại diện hoặc đại lý của chủ sở hữu nhãn hiệu sử dụng nhãn hiệu đó mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng là thành viên, nếu người sử dụng là người đại diện hoặc đại lý của chủ sở hữu nhãn hiệu và việc sử dụng đó không được sự đồng ý của chủ sở hữu nhãn hiệu và không có lý do chính đáng;

Tên miền internet. Hành vi cạnh tranh không lành mạnh là hành vi đăng kí, chiếm giữ quyền sử dụng hoặc sử dụng tên miền trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu, tên thương mại được bảo hộ của người khác hoặc chỉ dẫn địa lí mà mình không có quyền sử dụng nhằm mục đích chiếm giữ tên miền, lợi dụng hoặc làm thiệt hại đến uy tín, danh tiếng của nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lí tương ứng.

Trên thực tế, việc các doanh nghiệp sử dụng nhãn hiệu, tên thương mại hoặc chỉ dẫn địa lí để đưa vào tên miền cho trang web của mình là rất phổ biến. Xuất phát từ thực tế đó, nhiều người đã thực hiện hành vi đăng kí nhằm chiếm giữ các tên miền có các yếu tố sở hữu công nghiệp của người khác nhằm trục lợi, hoặc gây khó khăn cho doanh nghiệp khác trong quá trình quảng bá doanh nghiệp mình trên internet. Chính vì vậy, việc quy định các hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến tên miền là điều cần thiết, để bảo vệ được tốt hơn các quyền sở hữu công nghiệp của các tổ chức, cá nhân.

Ví dụ: năm 2011, Tòa án Nhân dân tối cao Hà Nội đã ra phán quyết 52/2011/KDTM-PT thu hồi các tên miền samsungmobile.com.vn và

samsungmobile.vn bị chiếm giữ từ trước bởi một cá nhân nhằm trục lợi. Theo

phán quyết trên, thì tên miền samsungmobile.com.vn được chuyển giao lại cho công ty TNHH Samsung Electronics, còn tên miền samsungmobile.vn thì được thu hồi và ưu tiên cho công ty TNHH Samsung Electronics sử dụng.

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ ĐẠI HỌC CẦN THƠ HAY (Trang 110 - 112)