Điều 24 Nghị định 103/2006/NĐ-CP

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ ĐẠI HỌC CẦN THƠ HAY (Trang 67 - 70)

Đăng kí bảo hộ sáng chế là việc người có quyền nộp đơn xin bảo hộ sáng chế tiến hành nộp đơn tại cơ quan sở hữu quốc gia – Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam để được cấp văn bằng bảo hộ.

Việc nộp đơn có thể được người có quyền đăng kí trực tiếp tiến hành, hoặc thông qua người đại diện hợp pháp. Đơn đăng kí bảo hộ sáng chế sẽ trải qua các bước thẩm định về hình thức và nội dung. Việc thẩm định nội dung chỉ được tiến hành nếu có yêu cầu của người nộp đơn hoặc các bên có liên quan. Trong quá trình tiếp nhận đơn, thì cơ quan tiếp nhận đơn sẽ áp dụng nguyên tắc nộp đơn đầu tiên và nguyên tắc ưu tiên.

Bằng độc quyền sáng chế có hiệu lực trên toàn lãnh thổ Việt Nam, và hiệu lực đó phát sinh kể từ ngày cấp đến hết hai mươi năm kể từ ngày nộp đơn. Bằng độc quyền giải pháp hữu ích có hiệu lực phát sinh kể từ ngày cấp đến hết mười năm kể từ ngày nộp đơn. Chủ bằng bảo hộ phải đóng phí duy trì hiệu lực theo quy định của pháp luật.

Trên văn bằng bảo hộ sáng chế thể hiện rõ các nội dung: chủ sở hữu sáng chế, tác giả sáng chế, đối tượng, phạm vi và thời hạn bảo hộ.

Bằng độc quyền sáng chế/kiểu dáng công nghiệp có thể bị chấm dứt, hoặc hủy bỏ hiệu lực theo quy định. Nếu có sai sót về các thông tin trong văn bằng, thì chủ văn bằng có quyền yêu cầu cơ quan quản lí nhà nước tiến hành sửa đổi. Quyết định về việc cấp, chấm dứt, hủy bỏ, sửa đổi Bằng độc quyến sáng chế/giải pháp hữu ích được cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp ghi nhận vào sổ đăng kí quốc gia về SHCN và được công bố trên Công báo Sở hữu công nghiệp trong thời hạn sáu mươi ngày, kể từ ngày ra quyết định.

Câu hỏi thảo luận

1. Trong thời gian có quyền tạm thời, chủ sở hữu sáng chế có nghĩa vụ trả thù lao cho tác giả sáng chế hay không?

2. Nguyên tắc nộp đơn đầu tiên và nguyên tắc ưu tiên áp dụng cho đơn sáng chế là gì?

3. Một người tự mình chế tạo ra một thiết bị bằng thời gian và công sức của mình, sau đó mới phát hiện có một sáng chế giống như vậy đang được bảo hộ. Vậy người đó có được tiếp tục sử dụng thiết bị của mình hay không?

BÀI 5 – NHÃN HIỆU5.1. NHẬN THỨC CHUNG VỀ NHÃN HIỆU 5.1. NHẬN THỨC CHUNG VỀ NHÃN HIỆU

Khái niệm. Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.

Trên thực tế, nhãn hiệu có thể có nhiều chức năng: chức năng cung cấp thông tin, chức năng xác định nguồn gốc, chức năng định hướng, chức năng phân biệt, chức năng tạo ấn tượng... Nhưng dưới góc độ pháp lý thì yếu tố quan trọng nhất là khả năng phân biệt của nhãn hiệu đó.

Nếu như chỉ xem xét nhãn hiệu như là một dấu hiệu, thì các loại sau có thể coi là nhãn hiệu: - Từ ngữ: nhóm này bao gồm tên công ty, họ, tên gọi, tên địa lí và các từ bất kì hoặc chuỗi từ bất kể, dù là từ tự đặt hoặc các khẩu hiệu;

- Chữ cái và số: ví dụ như một hoặc nhiều chữ cái, một hoặc nhiều co số hoặc sự kết hợp bất kì của cả chữ và số;

- Các yếu tố hình họa: nhóm này bao gồm các từ không tả thực, các hình vẽ, biểu tượng và cả các sự thể hiện trong không gian hai chiều của hàng hóa hay bao bì;

- Sự kết hợp bất kì giữa các dấu hiệu nói trên, kể cả các biểu tượng và nhãn sản phẩm (label);

- Nhãn hiệu màu: nhóm này bao gồm các từ, yếu tố hình và sự kết hợp bất kì của các dấu hiệu đó mang màu sắc, cũng như việc phối hợp màu sắc hoặc chính bản thân màu sắc;

- Các dấu hiệu ba chiều: như hình dáng hoặc bao bì của hàng hóa. Tuy nhiên, các dấu hiệu ba chiều khác như hình ngôi sao ba hướng của xe Mercedes cũng có thể coi như một nhãn hiệu hàng hóa;

- Các dấu hiệu thính giác (nhãn hiệu âm thanh): có hai loại nhãn hiệu âm thanh điển hình có thể phân biệt, đó là những âm thanh được ghi lại bằng các nốt nhạc hoặc các dấu hiệu tượng trưng khác và những âm thanh khác (chẳng hạn tiếng kêu gào của một con vật). Ví dụ: ở Hoa Kì, các nhãn hiệu âm thanh khi đăng kí phải được thu vào băng cát-xét và nộp cho Cơ quan Sáng chế và Nhãn hiệu hàng hóa của quốc gia;

- Các nhãn hiệu khứu giác (nhãn hiệu mùi): ví dụ như việc tẩm mùi thơm vào một loại giấy viết, tạo nên dấu hiệu đặc trưng để người tiêu dùng có thể quen thuộc với hàng hóa thông qua mùi của nó. Một số nước và khu vực đi đầu trong việc bảo hộ các dấu hiệu mùi: Hoa Kì bảo hộ nhãn hiệu mùi thơm của hoa Plumeria dùng cho chỉ may và thêu ren – TTAB (1990), Cơ quan Hài hòa hóa thị trường nội địa (Nhãn hiệu hàng hóa và Kiểu dáng công nghiệp) của Cộng đồng Châu Âu đã cho phép đăng lí nhãn hiệu mùi “cỏ tươi mới cắt” cho bóng tennis (R 156/1998 – 2);

- Các dấu hiệu khác (không nhìn thấy bằng mắt thường): các dấu hiệu được nhận biết bằng xúc giác, ví dụ như các gờ nổi, hình thù đặc biệt để giúp người khiếm thị phân biệt được hàng hóa khác nhau.158

158 Cẩm nang Sở hữu trí tuệ, chính sách, pháp luật và áp dụng, WIPO (bản dịch của Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam), 2005, Đoạn 2.319-2.323 2005, Đoạn 2.319-2.323

Nhãn hiệu – trademark – và thương hiệu – brand. Thông thường, chúng ta sử dụng hai

khái niệm nhãn hiệu và thương hiệu với ý nghĩa như nhau. Tuy nhiên, dưới góc độ pháp lí, thì đây là các khái niệm khác nhau. Trong các quy định của luật sở hữu trí tuệ, chúng ta chỉ thấy khái niệm nhãn hiệu, chứ không có khái niệm thương hiệu.

Thương hiệu mang ý nghĩa rộng hơn nhãn hiệu rất nhiều. Khi nói đến thương hiệu, chúng ta nghĩ đến nhiều thứ khác có liên quan: uy tín doanh nghiệp, chất lượng, trình độ công nghệ, danh tiếng của sản phẩm, đối tượng khách hàng, chính sách bán hàng, chính sách hậu mãi, kiểu dáng hàng hóa, nhãn hiệu...

Nhãn hiệu là một thuật ngữ pháp lí, còn thương hiệu là một thuật ngữ marketing. Ví dụ một công ty trong quá trình kinh doanh của mình dối với một sản phẩm mang một nhãn hiệu nào đó đã tạo hình ảnh xấu làm mất uy tín của công ty mình. Như vậy, thương hiệu của công ty sẽ bị ảnh hưởng, còn nhãn hiệu đối với sản phẩm đó vẫn được pháp luật bảo hộ bình thường.

Vì vậy, việc xây dựng và bảo vệ một thương hiệu khó khăn và tốn kém hơn rất nhiều so với xây dựng và bảo vệ một nhãn hiệu. Đối với thương hiệu, thì đó là một quá trình lâu dài bao gồm nhiều nhiệm vụ và trong số đó có thể có cả việc xây dựng nhãn hiệu. Ngược lại, việc xây dựng và bảo vệ một nhãn hiệu thì dễ hơn, chỉ cần tiến hành các thủ tục đăng kí với cơ quan quản lí về sở hữu công nghiệp là được.

Tuy nhiên, trên thực tế, người ta thường nhầm lẫn hai thuật ngữ này, và sử dụng thuật ngữ

thương hiệu” với ý nghĩa là nhãn hiệu.

Nhãn hiệu và nhãn hàng hóa. Nhãn hiệu là một thuật ngữ sở hữu trí tuệ, trong khi nhãn hàng hóa là một thuật ngữ liên quan đến thương mại. Theo quy định của luật, thì nhãn hàng

hoá là bản viết, bản in, bản vẽ, bản chụp của chữ, hình vẽ, hình ảnh được dán, in, đính, đúc, chạm, khắc trực tiếp trên hàng hoá, bao bì thương phẩm của hàng hoá hoặc trên các chất liệu khác được gắn trên hàng hoá, bao bì thương phẩm của hàng hoá.159

Như vậy, khái niệm nhãn hàng hóa nhìn chung rộng hơn khái niệm nhãn hiệu. Theo đó, nhãn hiệu chỉ là một bộ phận cấu thành của nhãn hàng hóa. Trong khi nhãn hiệu là dấu hiệu phân biệt hàng hóa, dịch vụ và tạo giá trị vô hình cho người sở hữu chúng, thì việc ghi nhãn hàng hóa được coi như một nghĩa vụ của nhà sản xuất, cung ứng phải thực hiện. Ghi nhãn hàng hoá là thể hiện nội dung cơ bản, cần thiết về hàng hoá lên nhãn hàng hoá để người tiêu dùng nhận biết, làm căn cứ lựa chọn, tiêu thụ và sử dụng; để nhà sản xuất, kinh doanh quảng bá cho hàng hoá của mình và để các cơ quan chức năng thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát.

5.2. Phân loại nhãn hiệu. Có nhiều cách phân loại nhãn hiệu. Cách thông thường nhất là chia thành nhãn hiệu hàng hóa và nhãn hiệu dịch vụ. Nhãn hiệu hàng hóa là nhãn hiệu gắn chia thành nhãn hiệu hàng hóa và nhãn hiệu dịch vụ. Nhãn hiệu hàng hóa là nhãn hiệu gắn với một dạng hàng hóa cụ thể, ví dụ: bia, điện thoại, lúa gạo... Nhãn hiệu dịch vụ thì gắn với các sản phẩm ‘vô hình’ là dịch vụ, ví dụ: dịch vụ chuyển phát nhanh, dịch vụ bưu chính viễn thông, dịch vụ du lịch... Hiện nay, các quy định của Luật sở hữu trí tuệ dành cho nhãn hiệu được áp dụng chung cho nhãn hiệu hàng hóa và nhãn hiệu dịch vụ.

Ngoài cách phân loại cơ bản trên, luật liệt kê một số trường hợp đặc biệt của nhãn hiệu: nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu liên kết, nhãn hiệu nổi tiếng.

5.3. CÁC NHÃN HIỆU ĐẶC BIỆT

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ ĐẠI HỌC CẦN THƠ HAY (Trang 67 - 70)