Điều 10 Luật Quyền tác giả Thụy Điển

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ ĐẠI HỌC CẦN THƠ HAY (Trang 87 - 89)

Kiểu dáng công nghiệp không bị coi là mất tính mới nếu được công bố trong các trường hợp sau đây với điều kiện đơn đăng kí kiểu dáng công nghiệp được nộp trong thời hạn sáu tháng kể từ ngày công bố:

- Kiểu dáng công nghiệp bị người khác công bố nhưng không được phép của người có quyền đăng kí;193

- Kiểu dáng công nghiệp được người có quyền đăng kí đăng công bố dưới dạng báo cáo khoa học;

- Kiểu dáng công nghiệp được người có quyền đăng kí trưng bày tại cuộc triển lãm quốc gia của Việt Nam hoặc tại cuộc triển lãm quốc tế chính thức hoặc được thừa nhận là chính thức.

Tính sáng tạo. Hay còn gọi là thể hiện bước tiến sáng tạo. Kiểu dáng công nghiệp được coi

là có tính sáng tạo nếu căn cứ vào các kiểu dáng công nghiệp đã được bộc lộ công khai dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc bất kì hình thức nào khác ở trong nước hoặc ở nước ngoài trước ngày nộp đơn hoặc trước ngày ưu tiên của đơn đăng kí kiểu dáng công nghiệp trong trường hợp đơn được hưởng quyền ưu tiên, kiểu dáng công nghiệp đó không thể được tạo ra một cách dễ dàng đối với người có hiểu biết trung bình về lĩnh vực tương ứng.

Tính sáng tạo đặt ra đối với kiểu dáng công nghiệp đôi khi không có ý nghĩa về mặt thực tiễn. Bởi thông thường, một kiểu dáng công nghiệp sẽ được bảo hộ nếu như nó có điểm khác biệt đáng kể với các kiểu dáng công nghiệp khác, nghĩa là chỉ cần đáp ứng tính mới. Còn việc nó được tạo ra dễ dàng hay không, thực ra cũng không quan trọng. Nếu một kiểu dáng có nhiều bất tiện, hạn chế về mặt sử dụng, không thu hút khách hàng thì chủ nhân của nó cũng không cần phải đi đăng kí cho tốn kém thêm chi phí, trong khi kiểu dáng đó không đem lại hiệu quả trên thực tế.

Khả năng áp dụng công nghiệp. Khả năng áp dụng còn được hiểu là tính hữu ích. Kiểu

dáng công nghiệp được coi là có khả năng áp dụng công nghiệp nếu có thể dùng làm mẫu để chế tạo hàng loạt sản phẩm có hình dáng bên ngoài là kiểu dáng công nghiệp đó bằng phương pháp công nghiệp hoặc thủ công nghiệp.

7.3. CÁC ĐỐI TƯỢNG KHÔNG ĐƯỢC BẢO HỘ VỚI DANH NGHĨA KIỂU DÁNG CÔNG NGHIỆP CÔNG NGHIỆP

- Hình dáng bên ngoài của sản phẩm do đặc tính kỹ thuật của sản phẩm bắt buộc phải có. Ví dụ: hình cầu tròn của các quả bóng, hình xoắn ốc của ren đinh ốc.

Quy định này của luật Việt Nam là phù hợp với thông lệ quốc tế, theo đó, các kiểu dáng chỉ mang đặc tính kĩ thuật. Bởi vì những sản phẩm mang kiểu dáng đó thường được sản xuất với hình dáng như nhau bởi hàng trăm nhà sản xuất khác nhau. Nếu một nhà sản xuất nào đó được bảo hộ độc quyền các kiểu dáng loại này, thì các nhà sản xuất khác sẽ bị cản trở một cách bất hợp lí, bởi họ không thể thay đổi kiểu dáng, do yếu tố kĩ thuật không cho phép. Theo Điều 25.1 Hiệp định TRIPS thì “Các Thành viên có thể quy định rằng việc bảo hộ đó

không áp dụng cho những kiểu dáng mà hình dáng chủ yếu do các đặc tính kỹ thuật và chức năng quyết định.”

- Hình dáng bên ngoài của công trình xây dựng dân dụng hoặc công nghiệp. Ví dụ: hình dáng bên ngoài của tòa tháp đôi Petronas ở Malaysia, hình dáng của chiếc cầu Cổng Vàng ở 193 Theo quy định tại điều 86 Luật Sở hữu trí tuệ 2005

San Francisco, Mỹ được thể hiện trên rất nhiều vật phẩm lưu niệm mà những nhà sản xuất chúng không cần xin phép ai để sản xuất các sản phẩm như vậy.

- Hình dáng của sản phẩm không nhìn thấy được trong quá trình sử dụng sản phẩm. Ví dụ: hình dáng của các vách loa bên trong thùng loa, không nhìn thấy được khi sử dụng chúng.194

7.4. CHỦ THỂ VÀ NỘI DUNG QUYỀN SHCN ĐỐI VỚI KDCN

Quyền sở hữu công nghiệp đối với kiểu dáng công nghiệp dành cho chủ thể, chủ sở hữu và tác giả của kiểu dáng công nghiệp. Chủ sở hữu kiểu dáng công nghiệp là tổ chức, cá nhân được cơ quan có thẩm quyền cấp Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp. Tác giả của kiểu dáng công nghiệp là người trực tiếp sáng tạo ra kiểu dáng công nghiệp đó, trong trường hợp có nhiều người cùng tạo ra kiểu dáng công nghiệp thì họ là các đồng tác giả.

Cũng tương tự như đối với các đối tượng khác của sở hữu công nghiệp, quyền SHCN đối với KDCN còn dành cho các tổ chức, cá nhân được chuyển giao quyền sử dụng đối với KDCN thông qua hợp đồng li-xăng.

6.4.1. Quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu kiểu dáng công nghiệp

Chủ sở hữu kiểu dáng công nghiệp là tổ chức, cá nhân được cơ quan có thẩm quyền cấp văn bằng bảo hộ kiểu dáng công nghiệp tương ứng.195 Chủ sở hữu kiểu dáng công nghiệp chỉ có các quyền tài sản.196 Bao gồm quyền sử dụng – hoặc cho phép người khác sử dụng, quyền ngăn cấm và quyền định đoạt.197

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ ĐẠI HỌC CẦN THƠ HAY (Trang 87 - 89)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(158 trang)
w