- Chủ thể có thẩm quyền: Bộ, cơ quan ngang Bộ. Trong đó, nếu như các cơ quan chuyển giao không phải là Bộ Khoa học – Công nghệ thì phải tham khảo ý kiến của Bộ Khoa học – Công nghệ.
- Chủ thể bị buộc chuyển giao: người nắm độc quyền sử dụng sáng chế, bao gồm chủ sở hữu, hoặc người có quyền sử dụng sáng chế theo hợp đồng độc quyền.
- Hình thức chuyển giao: mang tính chất hành chính thông qua một quyết định.
- Chủ thể được chuyển giao: Bộ, cơ quan ngang Bộ có quyền sử dụng nhân danh Nhà nước, hoặc tổ chức, cá nhân có năng lực sử dụng sáng chế.
- Nội dung chuyển giao: quyền sử dụng sáng chế không độc quyền, hay li-xăng không độc quyền.
- Mục đích: thông thường việc chuyển giao trong trường hợp này sẽ vì mục đích công, phi thương mại.
Căn cứ bắt buộc chuyển giao. Do bản chất của bắt buộc chuyển giao là xâm phạm đến độc quyền khai thác sáng chế, nên phải tuân theo các điều kiện nghiêm ngặt để tránh việc lạm dụng, gây thiệt hại cho người có quyền, và ảnh hưởng đến chính sách chung về sở hữu trí tuệ. Theo luật Sở hữu trí tuệ, bắt buộc chuyển giao đối với sáng chế xảy ra trong các trường hợp sau:
- Việc sử dụng sáng chế phi thương mại nhằm đáp ứng tình hình quốc phòng, an ninh, phòng chữa bệnh, dinh dưỡng cho nhân dân và các nhu cầu cấp thiết khác của xã hội;
- Người nắm độc quyền sử dụng sáng chế không thực hiện nghĩa vụ sử dụng;
- Người nắm độc quyền sử dụng sáng chế có hành vi ngăn cản người có nhu cầu sử dụng sáng chế (ví dụ: trong trường hợp một người có sáng chế phụ thuộc muốn sử dụng sáng chế cơ bản) sử dụng sáng chế đó, mặc dù người đó trong một thời gian hợp lí đã cố gắng thương lượng với mức giá và các điều kiện thương mại thỏa đáng;
- Người nắm độc quyền sử dụng sáng chế có hành vi hạn chế cạnh tranh bị cấm theo quy định của Luật Cạnh tranh. Theo khoản 3 điều 3 Luật Cạnh tranh thì “Hành vi hạn chế cạnh tranh là hành vi của doanh nghiệp làm giảm, sai lệch, cản trở cạnh tranh trên thị trường, bao gồm hành vi thoả thuận hạn chế cạnh tranh, lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, lạm dụng vị trí độc quyền và tập trung kinh tế.”
Như vậy, các căn cứ bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng đối với sáng chế bao gồm 2 nhóm: (1) Các căn cứ dựa trên lỗi của người sử dụng sáng chế và (2) Các căn cứ nhằm bảo vệ lợi ích của bên thứ ba.
Hạn chế đối với bắt buộc chuyển giao.156Việc chuyển giao sáng chế theo hình thức li-xăng bắt buộc phải phù hợp với các điều kiện sau:
- Quyền sử dụng được chuyển giao phải thuộc dạng không độc quyền;
- Quyền sử dụng được chuyển giao chỉ được giới hạn trong phạm vi và thời hạn đủ để đáp ứng mục tiêu chuyển giao và chủ yêu để cung cấp cho thị trường trong nước, trừ khi căn cứ bắt buộc chuyển giao là nhằm xử lí hành vi hạn chế cạnh tranh;
- Bắt buộc chuyển giao đối với sáng chế trong lĩnh vực công nghệ bán dẫn thì việc chuyển giao chỉ nhằm mục đích công cộng, phi thương mại, hoặc nhằm xử lí hành vi hạn chế cạnh tranh bị cấm;