Khoản 24 điều 4 luật Sở hữu trí tuệ

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ ĐẠI HỌC CẦN THƠ HAY (Trang 115 - 116)

- Tổ chức, cá nhân được chuyển giao, thừa kế, kế thừa quyền đăng kí bảo hộ giống cây trồng.

Trong trường hợp giống cây trồng được chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển do sử dụng ngân sách nhà nước hoặc từ dự án do Nhà nước quản lý thì có thể thuộc một trong hai dạng sau:

- Giống cây trồng được chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển toàn bộ bằng ngân sách nhà nước thì tổ chức trực tiếp chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển giống cây trồng đó được Nhà nước giao quyền chủ sở hữu; là chủ đơn đăng kí bảo hộ quyền đối với giống cây trồng và được thực hiện quyền của chủ bằng bảo hộ.

- Giống cây trồng được chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển bằng nhiều nguồn vốn, trong đó có một phần từ ngân sách nhà nước thì tổ chức được Nhà nước giao sử dụng vốn trực tiếp tham gia chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển giống cây trồng đó được giao quyền chủ sở hữu đối với phần vốn nhà nước và thực hiện quyền nộp đơn đăng kí bảo hộ tương ứng với tỷ lệ góp vốn của Nhà nước.

12.2. ĐIỀU KIỆN CHUNG ĐỐI VỚI GIỐNG CÂY TRỒNG ĐƯỢC BẢO HỘ246

Để được bảo hộ, giống cây trồng phải có đầy đủ các tính sau: tính mới, tính khác biệt, tính đồng nhất, tính ổn định và có tên phù hợp.

Tính mới của giống cây trồng. Giống cây trồng được coi là có tính mới nếu vật liệu nhân

giống hoặc sản phẩm thu hoạch của giống cây trồng đó chưa được người có quyền đăng kí hoặc người được phép của người đó bán hoặc phân phối bằng cách khác nhằm mục đích khai thác giống cây trồng trên lãnh thổ Việt Nam trước ngày nộp đơn đăng kí một năm hoặc ngoài lãnh thổ Việt Nam trước ngày nộp đơn đăng kí sáu năm đối với giống cây trồng thuộc loài thân gỗ và cây nho, bốn năm đối với giống cây trồng khác.

Quy định này của luật Việt Nam cũng tương tự như quy định tại điều 6 Công ước UPOV 1991.247 So với tính mới của sáng chế và kiểu dáng công nghiệp, thì tính mới của giống cây trồng cũng được quy định có nhiều điểm tương đồng.

Tính khác biệt của giống cây trồng. Tính khác biệt được quy định tại điều 7 UPOV. Luật

Việt Nam cũng có quy định tương tự, theo đó, giống cây trồng được coi là có tính khác biệt nếu có khả năng phân biệt rõ ràng với các giống cây trồng khác được biết đến rộng rãi tại thời điểm nộp đơn hoặc ngày ưu tiên nếu đơn được hưởng quyền ưu tiên.

Giống cây trồng được biết đến rộng rãi là giống cây trồng thuộc một trong các trường hợp sau đây:

- Giống cây trồng mà vật liệu nhân giống hoặc vật liệu thu hoạch của giống đó đã được sử dụng một cách rộng rãi trên thị trường ở bất kì quốc gia nào tại thời điểm nộp đơn đăng kí bảo hộ;

- Giống cây trồng đã được bảo hộ hoặc được đăng kí vào Danh mục loài cây trồng ở bất kì quốc gia nào;

- Giống cây trồng là đối tượng trong đơn đăng kí bảo hộ hoặc được đăng kí vào Danh mục loài cây trồng ở bất kì quốc gia nào, nếu các đơn này không bị từ chối;

- Giống cây trồng mà bản mô tả chi tiết của giống đó đã được công bố. 246 Theo quy định tại điều 159 đến 163 luật Sở hữu trí tuệ

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ ĐẠI HỌC CẦN THƠ HAY (Trang 115 - 116)