Xem chi tiết tại điều 186 luật Sở hữu trí tuệ

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ ĐẠI HỌC CẦN THƠ HAY (Trang 119 - 120)

- Giống cây trồng có nguồn gốc chủ yếu từ giống cây trồng được bảo hộ, trừ trường hợp giống cây trồng được bảo hộ có nguồn gốc chủ yếu từ một giống cây trồng đã được bảo hộ khác.251

- Giống cây trồng không khác biệt rõ ràng với giống cây trồng đã được bảo hộ;

- Giống cây trồng mà việc sản xuất đòi hỏi phải sử dụng lặp lại giống cây trồng đã được bảo hộ.

12.3.2.2. Quyền và nghĩa vụ của tác giả giống cây trồng

Quyền. Bao gồm quyền nhân thân là được ghi tên với danh nghĩa là tác giả trong Bằng bảo

hộ giống cây trồng, Sổ đăng kí quốc gia về giống cây trồng được bảo hộ và trong các tài liệu công bố về giống cây trồng; và quyền tài sản là quyền được nhận thù lao do chủ bằng bảo hộ chi trả.

Theo quy định, tiền thù lao được tính như sau:

a) Theo thỏa thuận giữa chủ bằng bảo hộ và tác giả giống cây trồng;

b) Trường hợp không thỏa thuận được, mức thù lao trả cho tác giả là 35% số tiền thu được ghi trên hợp đồng chuyển giao, chuyển nhượng quyền đối với giống cây trồng sau khi nộp thuế theo quy định. Nếu chủ bằng bảo hộ sử dụng giống cây trồng được bảo hộ để sản xuất, kinh doanh thì phải trả cho tác giả 10% số tiền làm lợi mà chủ bằng bảo hộ thu được, trừ trường hợp chủ bằng bảo hộ là bên nhận chuyển nhượng; c) Đối với giống cây trồng được chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển bằng nguồn ngân sách nhà nước, chủ bằng bảo hộ trả thù lao cho tác giả theo quy chế nội bộ. Trường hợp không có quy định trong quy chế nội bộ, thì áp dụng như trong trường hợp b ở trên.252

Trong trường hợp giống cây trồng được tạo ra bởi đồng tác giả, mức thù lao quy định là mức dành cho tất cả các đồng tác giả; các đồng tác giả tự thỏa thuận việc phân chia số tiền thù lao do chủ bằng bảo hộ chi trả;

Trong khi quyền nhân thân tồn tại vĩnh viễn, thì quyền nhận thù lao do chủ bằng bảo hộ giống cây trồng chi trả tồn tại trong suốt thời hạn bảo hộ của giống cây trồng đó, trừ trường hợp giống cây trồng được bảo hộ đã được chuyển nhượng thì nghĩa vụ trả thù lao sẽ thuộc về người nhận chuyển nhượng.

Nghĩa vụ. Tác giả giống cây trồng có nghĩa vụ giúp chủ bằng bảo hộ duy trì vật liệu nhân

giống của giống cây trồng được bảo hộ. 253Trên thực tế, tác giả giống cây trồng là người nắm giữ các bí quyết kĩ thuật để nhân giống cây trồng, cho nên trong các hợp đồng chuyển giao giống cây trồng, không thể thiếu các điều khoản quy định về nghĩa vụ này.

251 Giống cây trồng được coi là có nguồn gốc từ giống được bảo hộ nếu giống cây trồng đó vẫn giữ lại biểu hiện của các tính trạng chủ yếu thu được từ kiểu gen hoặc sự phối hợp các kiểu gen của giống được bảo hộ, trừ những tính trạng khác biệt là kết quả của sự tác động vào giống được bảo hộ, trừ những tính trạng khác biệt là kết quả của sự tác động (chuyển gen, lai trở lại, chọn lọc biến dị tự nhiên hay nhân tạo hoặc biến dị soma, chọn lọc cá thể biến dị từ quần thể giống ban đầu) vào giống được bảo hộ; Xem quy định tại điều 187 luật Sở hữu trí tuệ và điều 23 Nghị định 88/2010 252 Theo khoản 1 điều 24 nghị định 88

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ ĐẠI HỌC CẦN THƠ HAY (Trang 119 - 120)