Khoả n2 điều 18 Nghị định 103/2006/NĐ-CP 153 Theo khoản 1 điều 134 luật SHTT

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ ĐẠI HỌC CẦN THƠ HAY (Trang 64 - 65)

- Không được chuyển nhượng quyền sử dụng sáng chế của mình cho người khác, trừ trường hợp chuyển giao quyền đó kèm theo việc chuyển giao cơ sở sản xuất, kinh doanh nơi sử dụng hoặc chuẩn bị sử dụng sáng chế đó.

- Không được mở rộng phạm vi, khối lượng sử dụng nếu không được chủ sở hữu sáng chế cho phép.

Hạn chế nàynhằm làm cho việc khai thác sáng chế của người sử dụng trước không làm ảnh hưởng đến việc khai thác lợi ích kinh tế từ sáng chế đó của người chủ sở hữu.

4.5.2. Nghĩa vụ trả thù lao và nghĩa vụ sử dụng

Xuất phát từ việc chủ sở hữu sáng chế trong quá trình khai thác độc quyền đối với sáng chế mà mình sở hữu phải chịu sự ràng buộc về nghĩa vụ đối với tác giả của sáng chế và đối với lợi ích chung của công chúng, ta có thể xem các nghĩa vụ này là các giới hạn của độc quyền của người chủ sở hữu.

Do có sự tồn tại của các nghĩa vụ này, trong quá trình khai thác độc quyền đối với sáng chế, người chủ sở hữu không chỉ nghĩ đến lợi ích của cá nhân mình, mà còn phải quan tâm đến lợi ích của các chủ thể khác. Hay nói cách khác, một phần lợi ích có được của chủ văn bằng bảo hộ phải chia sẻ cho các đối tượng vốn không phải là chủ sở hữu của văn bằng.

Trong các nghĩa vụ trên, thì nghĩa vụ trả thù lao chỉ thuộc về chủ sở hữu sáng chế, còn nghĩa vụ sử dụng thì vừa dành cho người chủ sở hữu, vừa dành cho người có quyền sử dụng sáng chế theo hợp đồng độc quyền.

4.5.3. Quyền sử dụng sáng chế nhân danh Nhà nước

Bộ, cơ quan ngang Bộ có quyền nhân danh Nhà nước sử dụng hoặc cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng sáng chế thuộc lĩnh vực quản lý của mình nhằm mục đích công cộng, phi thương mại, phục vụ quốc phòng, an ninh, phòng bệnh, chữa bệnh, dinh dưỡng cho nhân dân và đáp ứng các nhu cầu cấp thiết khác của xã hội mà không cần sự đồng ý của chủ sở hữu sáng chế hoặc người được chuyển giao quyền sử dụng sáng chế theo hợp đồng độc quyền.

Việc sử dụng sáng chế nhân danh Nhà nước chỉ được giới hạn trong phạm vi và điều kiện chuyển giao quyền sử dụng theo quy định tại khoản 1 Điều 146 của Luật SHTT, trừ trường hợp sáng chế được tạo ra bằng việc sử dụng cơ sở vật chất - kỹ thuật, kinh phí từ ngân sách nhà nước.

Các đặc điểm và hạn chế trong việc sử dụng sáng chế nhân danh Nhà nước cũng giống như đối với trường hợp bắt buộc chuyển giao ở phần 4.5.4.

4.5.4. Bắt buộc chuyển giao đối với sáng chế - compulsory licensing

Bắt buộc chuyển giao đối với sáng chế.154Bắt buộc chuyển giao đối với sáng chế còn gọi là li-xăng bắt buộc, hay li-xăng không tự nguyện. Theo đó, người chủ sở hữu sáng chế (hoặc người sử dụng sáng chế theo hợp đồng độc quyền) phải cho phép người khác sử dụng sáng chế của mình sở hữu (hoặc độc quyền sử dụng). Người bị bắt buộc chuyển giao vẫn là chủ sở hữu của sáng chế (hoặc vẫn có quyền sử dụng sáng chế đó, nhưng không còn độc quyền nữa), và người được chuyển giao chỉ có quyền sử dụng đối với sáng chế được chuyển giao.

Đặc điểm của bắt buộc chuyển giao.155 So với hình thức chuyển giao quyền sử dụng bình thường vốn mang tính chất dân sự, bắt buộc chuyển giao có các đặc điểm sau:

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ ĐẠI HỌC CẦN THƠ HAY (Trang 64 - 65)