Khoả n1 điều 146 luật SHTT

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ ĐẠI HỌC CẦN THƠ HAY (Trang 66 - 67)

- Người được chuyển giao quyền sử dụng không được chuyển nhượng quyền đó cho người khác, trừ trường hợp chuyển nhượng cùng với cơ sở kinh doanh của mình;

- Người được chuyển giao không được chuyển giao theo kiểu thứ cấp cho người khác;

- Người được chuyển giao phải trả tiền đền bù cho người nắm độc quyền sử dụng sáng chế theo khung giá đền bù do Chính phủ quy định.

Căn cứ xác định giá đền bù.157 Cơ quan có thẩm quyền ra quyết định bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng sáng chế có thể thành lập hội đồng định giá hoặc trưng cầu giám định để xác định giá đền bù. Giá đền bù đối với quyền sử dụng sáng chế bị chuyển giao theo quyết định bắt buộc không vượt quá 5% giá bán tịnh của sản phẩm được sản xuất theo sáng chế, được xác định theo giá trị kinh tế của quyền sử dụng được chuyển giao, trên cơ sở xem xét các yếu tố sau đây:

- Giá chuyển giao quyền sử dụng sáng chế theo hợp đồng;

- Kinh phí đầu tư để tạo ra sáng chế, trong đó phải xem xét đến phần kinh phí được hỗ trợ từ ngân sách nhà nước (nếu có);

- Lợi nhuận thu được do sử dụng sáng chế; - Thời gian hiệu lực còn lại của văn bằng bảo hộ;

- Mức độ cần thiết của việc chuyển giao quyền sử dụng sáng chế;

Các yếu tố khác trực tiếp quyết định giá trị kinh tế của quyền sử dụng được chuyển giao.

4.6. HÀNH VI XÂM PHẠM QUYỀN SHCN ĐỐI VỚI SÁNG CHẾ

Các hành vi xâm phạm quyền đối với sáng chế bao gồm:

Sử dụng sáng chế được bảo hộ trong thời hạn còn hiệu lực của Bằng độc quyền sáng chế mà không được phép của chủ sở hữu. Trong thời hạn có hiệu lực của văn bằng, chủ sở hữu

sáng chế có độc quyền khai thác thương mại sáng chế của mình, việc khai thác này một phần là dựa vào việc li-xăng sáng chế. Do đó, việc một tổ chức, cá nhân nào đó sử dụng trái phép sáng chế có thể gây ảnh hưởng đến việc khai thác văn bằng của chủ sở hữu.

Nền tảng của li-xăng là quyền ngăn cấm người khác sử dụng trái phép sáng chế, nếu không có quyền ngăn cấm, thì li-xăng sẽ không còn ý nghĩa trên thực tế. Một hạn chế nhỏ đối với quyền ngăn cấm là quyền của người sử dụng trước đối với sáng chế, tuy nhiên, luật cũng quy định chặt chẽ trong trường hợp người có quyền sử dụng trước, nhằm không làm ảnh hưởng đến việc khai thác thương mại đối với sáng chế của chủ Bằng độc quyền.

Sử dụng sáng chế trong thời gian người khác có quyền tạm thời liên quan đến sáng chế đó mà không trả tiền đền bù theo quy định. Theo quy định, thì trong thời gian nộp đơn, chủ đơn

có quyền yêu cầu người khác ngừng khai thác sáng chế nhằm mục đích thương mại. Nếu người đó vẫn tiếp tục sử dụng thì sẽ phát sinh nghĩa vụ trả tiền đền bù. Cần lưu ý là việc thu tiền đền bù chỉ được thực hiện sau khi đã có văn bằng bảo hộ chính thức. Cần lưu ý hai trường hợp: (1) văn bằng bảo hộ đối tượng sáng chế có liên quan không được cấp, (2) người sử dụng có quyền của người sử dụng trước theo luật định thì sẽ không có nghĩa vụ trả tiền đền bù.

4.7. ĐĂNG KÍ BẢO HỘ SÁNG CHẾ

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ ĐẠI HỌC CẦN THƠ HAY (Trang 66 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(158 trang)
w