CHƯƠNG 3 RA QUYẾT ĐỊNH ĐẠO ĐỨC TRONG KINH DOANH
4.3 CÁC DẠNG VĂN HÓA DOANH NGHIỆP
4.3.5 Các dạng văn hoá tổ chức của Daft
Sự tương hợp giữa môi trường hoạt động, chiến lược và văn hoá công ty là một nguyên nhân đảm bảo sự thành công. Môi trường kinh doanh có thể đòi hỏi doanh nghiệp phải thay đổi để thích nghi nhưng cũng có thể cần sự ổn định, đạt hiệu quả; định hướng chiến lược của doanh nghiệp có thể là phải linh hoạt để thích ứng được với những biến động của ngoại cảnh ( hướng ngoại), hoặc đòi hỏi tập trung kiểm soát
139 có kết quả các hoạt động và hệ thống nội bộ (hướng nội) để đạt hiệu quả cao trong các hoạt động. Dựa vào những đặc trưng về môi trường và chiến lược, Daft đã chia văn hoá tổ chức thành bốn dạng là: thích ứng (adaptability), sứ mệnh (mission), hoà nhập (involvement) và nhất quán (consistency).
Văn hố thích ứng được đặc trưng bởi chiến lược chú trọng đến môi trường bên
ngoài (hướng ngoại) để đạt được tính mềm dẻo và dễ thay đổi nhằm phù hợp với yêu cầu của môi trường. Văn hoá thích ứng nhấn mạnh đến những chuẩn mực, niềm tin có tác dụng tăng cường năng lực phát hiện, xử lý và chuyển hoá những tín hiệu từ môi trường bên ngoài vào các hành vi thích ứng của tổ chức. Loại hình doanh nghiệp này có thể cần có khả năng điều chỉnh cơ cấu hay thích nghi với những yêu cầu về hoàn cảnh và cách thức hành động của các công việc mới. Ví dụ đó là những công ty quảng cáo, công ty điện tử, công ty mỹ phẩm... bởi chúng cần có đủ sự nhạy cảm để nhanh chóng thoả mãn nhu cầu của khách hàng.
Những tổ chức quan tâm đến việc đáp ứng những đòi hỏi của môi trường bên ngoài nhưng không cần thiết phải có những thay đổi nhanh được coi là phù hợp với văn hoá sứ mệnh. Văn hoá sứ mệnh rất coi trọng việc hòa đồng về sứ mệnh chung của tổ chức. Sứ mệnh chung làm cho công việc của mỗi thành viên trong tổ chức trở nên có ý nghĩa hơn so với những gì thể hiện trong các bản mơ tả cơng việc và trách nhiệm của họ. Người lao động hiểu kỹ hơn và có định hướng rõ hơn về vai trò và sứ mệnh của họ trong tổ chức. Những người lãnh đạo tổ chức định hướng hành vi của họ bằng cách chỉ rõ mục tiêu tương lai mong muốn và làm cho nó có ý nghĩa đối với tất cả mọi người.
Văn hố hồ nhập đặt trọng tâm chủ yếu vào việc lôi cuốn sự tham gia của các
thành viên trong tổ chức để đáp lại sự thay đổi nhanh của môi trường bên ngoài. Văn hoá hoà nhập thường tập trung vào việc quan tâm đến nhu cầu của lao động, và coi đó là cách thức để đạt kết quả lao động cao. Việc người lao động tham gia nhiệt tình và cuốn hút có tác dụng nâng cao tinh thần trách nhiệm và tinh thần làm chủ, nhờ đó họ hành động một cách có ý thức và tự giác hơn trong các cơng việc của tổ chức.
Văn hóa nhất quán hướng trọng tâm vào những vấn đề bên trong tổ chức và vào
việc kiên trì xây dựng và gìn giữ một mơi trường ổn định. Những tổ chức áp dụng triết lý này thường cổ vũ cho việc vận dụng một phương pháp có hệ thống, bài bản, nhất quán trong các hoạt động. Hình tượng, tấm gương điển hình, giai thoại thường được sử dụng để cổ vũ cho sự hợp tác và củng cố truyền thống. Các chính sách và biện pháp được soạn thảo nhằm củng cố thêm triết lý “truyền thống”. Sự nhiệt tình của mỗi thành viên chỉ được xếp ở vị trí thứ yếu, tuy nhiên điểm yếu này của tổ chức được cân bằng bởi mức độ nhất quán, đồng thuận và hợp tác giữa các thành viên. Sức mạnh của tổ chức được tạo ra từ sự hoà đồng và hiệu quả.
140