CHƯƠNG 3 RA QUYẾT ĐỊNH ĐẠO ĐỨC TRONG KINH DOANH
3.1 QUY TRÌNH RA QUYẾT ĐỊNH ĐẠO ĐỨC KINH DOANH
3.1.1 Giá trị đạo đức trong quyết định
Trong chương 1, chúng ta đã tìm hiểu một số lý thuyết phổ biến về đạo đức và đạo đức kinh doanh. Qua hàng nghìn năm suy luận về các vấn đề cơ bản như con người nên sống như thế nào, các nhà triết học đã phát triển và sàng lọc nhiều phương pháp để trả lời cho vấn đề đạo đức này. Các lý thuyết đạo đức này lý giải và bảo vệ nhiều chuẩn mực, tiêu chuẩn, giá trị và nhiều nguyên tắc khác nhau góp phần giúp chúng ta đưa ra các quyết định có đạo đức và có trách nhiệm. Lý thuyết về đạo đức chính là cách suy luận, là phương pháp luận giúp chúng ta quyết định điều gì nên làm. Về cơ bản, không có phương pháp nào có thể giúp chúng ta đưa ra hướng giải quyết vấn đề một cách rõ ràng và dứt khoát trong mọi tình huống. Nhưng những lý thuyết này có thể đưa ra các chỉ dẫn và các tiêu chuẩn giúp chúng ta thấy được như thế nào là hợp lý hơn hay ít hợp lý hơn, có trách nhiệm hơn hay ít có trách nhiệm khi đưa ra quyết định. Thực chất quy trình đưa ra quyết định quản lý bao gồm cả hai khía cạnh đạo đức: cá nhân và xã hội. Quyết định mà một giám đốc doanh nghiệp đưa ra không đơn thuần chỉ là quyết định cá nhân mà còn là quyết định thay mặt (nhân danh) cho toàn thể doanh nghiệp, được luật pháp, được xã hội thừa nhận. Trong một môi trường kinh doanh, cá nhân sẽ liên tục được yêu cầu đưa ra quyết định bắt nguồn từ tính chính trực cá nhân và trách nhiệm xã hội của họ.
Để phân biệt đạo đức với những quyết định thực tế khác trong phạm vi kinh doanh, có hai phương pháp được sử dụng. Một phương pháp thiên về khoa học, xã hội hơn sẽ xem xét các tình huống và các quyết định bằng cách đặt ra những câu hỏi
93 đại loại như: Yếu tố nào khiến người ta đưa ra quyết định này chứ không phải là quyết định kia? Tại sao giám đốc này lại hành động như thế? Phương pháp thứ hai, đứng trên góc độ đạo đức, là đứng lùi lại, nhìn vào thực trạng và đặt ra những câu hỏi như: tình huống này liên qian đến ai? giám đốc nên làm gì? có những nghĩa vụ và trách nhiệm nào? các nhân viên khác trong doanh nghiệp phải tư vấn những gì? tình huống này sẽ mang lại những lợi ích gì? liệu quyết định đó có thẳng thắn, công bằng, đạo đức, tử tế, trung thành, đáng tin không?... Tâm điểm của đạo đức kinh doanh chính là phương pháp giải quyết hội đủ các quy chuẩn như thế. Các quyết định đạo đức phải bao gồm các phạm trù, khái niệm, và tiếng nói đạo đức: những điều nên làm, những điều phải làm, nghĩa vụ và trách nhiệm, lòng tốt, sự ngay thẳng, công bằng, nhân tính, sự tử tế, trung thành, đáng tin, thành thật và các vấn đề đại loại như vậy. Đạo đức là những quy tắc mang tính quy chuẩn hay nói cách khác đó là những quy phạm, những hành vi chuẩn, thỏa đáng và thích hợp. Những quy phạm này đưa ra những phương hướng hay tiêu chuẩn để hướng dẫn chúng ta nên làm những gì, chúng ta nên hành động ra sao và chúng ta nên trở thành một người như thế nào. Có thể diễn đạt theo một cách khác là các quy chuẩn này yêu cầu chúng ta phải cư xử theo một cách nào đó để đạt được một giá trị nào đó. Các nguyên tắc quy chuẩn này hàm chứa những
giá trị nhất định. Nhìn chung, giá trị có thể được hiểu như là những niềm tin dẫn dắt
chúng ta hành động, lựa chọn cách làm này chứ khơng phải cách làm khác. Vì tơi đặt nhiều niềm tin vào giá trị của giáo dục nên tôi dành ra nhiều thời gian để học tập hơn để chơi những trò chơi video. Tôi tin rằng học tập là đáng trọng, hay có ích hơn là chơi trên video. Tôi chọn cách chi tiền để mua thực phẩm hơn là để đi du lịch và tôi coi trọng thực phẩm hơn là thư giãn. Giá trị cốt lõi của một doanh nghiệp, nói tóm lại, chính là những niềm tin và nguyên tắc của chính doanh nghiệp. Những niềm tin và nguyên tắc này hướng dẫn một cách cơ bản về quá trình đưa ra các quyết định trong doanh nghiệp đó. Những quy chuẩn này cũng hướng dẫn nhân viên cư xử theo những cách mà doanh nghiệp đánh giá cao và công nhận là đáng làm. Muốn phân biệt từng kiểu giá trị khác nhau thì hãy căn cứ vào mục đích sử dụng của giá trị đó. Giá trị tài chính phục vụ cho mục đích kiếm tiền, giá trị tâm linh phục vụ cho mục đích ổn định tinh thần, giá trị thẩm mỹ phục vụ cho mục đích tôn vinh cái đẹp, giá trị luật pháp phục vụ cho pháp luật. Mỗi kiểu giá trị khác nhau thì được phân biệt bởi những mục đích phục vụ khác nhau. Vì vậy, làm cách nào để phân biệt giá trị đạo đức với những kiểu giá trị khác? Đạo đức phục vụ cho mục đích gì? Như đã đề cập, giá trị là những niềm tin dẫn dắt khiến chúng ta phải ưu tiên hành động theo một cách nào đó. Một cách phổ quát, giá trị đầu tiên của đạo đức là phải vì con người. Những hành
động và lựa chọn để tăng phúc lợi cho con người là những hành động và lựa chọn dựa trên các giá trị đạo đức. Có nhiều cuộc tranh luận về các yếu tố cấu thành nên mục đích vị nhân sinh như thế, chúng ta có thể bắt đầu bằng cách quan sát chung. Chắc chắn hạnh phúc là một trong những yếu tố chủ đạo, ngoài ra còn có sự tôn trọng,
94 lòng tự trọng, tính liêm chính và ý nghĩa cuộc sống. Tất nhiên quyền tự do và tự trị có vẻ như là một phần khơng thể thiếu, con người, tình bạn và sức khỏe cũng vậy.
Giá trị thứ hai của đạo đức là hạnh phúc được vun đắp phải là hạnh phúc chung, không phải là một thứ hạnh phúc vị kỷ và ích kỷ. Đạo đức đòi hỏi mỗi con người đều có cơ hội ngang nhau trong việc vun đắp hạnh phúc cho mình. Đứng ở góc độ đạo đức, quyền lợi của mỗi người nhất định phải ngang bằng nhau. Những hành động và lựa chọn có đạo đức phải là những hành động và lựa chọn có thể chấp nhận được và hợp lý. Do đó, chúng ta có thể cho rằng giá trị đạo đức chính là những niềm tin và nguyên tắc giúp con người ai cũng có hạnh phúc như nhau.
Như vậy, bị ràng buộc bởi nhiều nguyên tắc, giá trị khác nhau trong mỗi doanh nghiệp, việc mỗi cá nhân cần suy nghĩ, cân nhắc trước khi đưa ra một quyết định trong bất cứ tình huống nào là điều nên được khuyến khích để đảm bảo môi trường kinh doanh có đạo đức trong doanh nghiệp. Và việc cần có một quy trình ra quyết định đạo đức cũng là một yêu cầu hiện hữu.