Rào cản trong quá trình ra quyết định đạo đức

Một phần của tài liệu Giáo trình đạo đức kinh doanh (Trang 100 - 102)

CHƯƠNG 3 RA QUYẾT ĐỊNH ĐẠO ĐỨC TRONG KINH DOANH

3.1 QUY TRÌNH RA QUYẾT ĐỊNH ĐẠO ĐỨC KINH DOANH

3.1.3 Rào cản trong quá trình ra quyết định đạo đức

Mặc dù doanh nghiệp có thể đã có hướng dẫn về quy trình ra quyết định đạo đức, mỗi cá nhân đều có thể áp dụng quy trình một cách độc lập và không phải cá nhân nào cũng luôn ln tn theo đúng quy trình đó. Có nhiều tình huống khiến việc đưa ra quyết định có trách nhiệm bị sai lệch đi và có nhiều trường hợp khiến người ta không thể hành động đúng theo như những chuẩn mực đạo đức mà họ đã đề ra và đôi khi người ta có thể chọn cách làm phi đạo đức. Nhà lãnh đạo không nên đánh giá thấp khả năng này. Trong một vài trường hợp, những người có dự định tốt lại không thể lựa chọn cách làm có đạo đức. Có thể có nhiều lý do khiến cho ai đó phải cư xử thiếu đạo đức, một trong những lý do đó là có một số rào cản. Những rào cản này có thể mang tính chủ định hoặc khơng chủ định.

Theo quy trình ra quyết định đã được phác thảo ở trên thì việc lờ đi một dữ kiện nào đó có thể dẫn đến những hành động không tốt, không có đạo đức. Đôi khi sự lờ đi đó là hoàn toàn có chủ định. Sau khi ra một quyết định mà bản thân cũng có thể

98 biết là thiếu đạo đức, ai đó hoàn toàn có thể cố gắng biện minh cho quyết định này bằng cách tự nhủ với bản thân rằng họ chỉ làm những gì mà người khác cũng sẽ làm trong hoàn cảnh như thế này. Thậm chí họ còn có thể chọn cách không nghĩ về nó nữa và cố loại bỏ cảm giác có lỗi ra khỏi đầu.

Một rào cản khác, thuộc dạng rào cản không chủ định là đôi khi chúng ta chỉ quan tâm đến một số những giải pháp hữu hạn nào đó. Khi chúng ta phải đối mặt với một tình huống mà chúng ta đã nhìn thấy rõ có hai hướng giải quyết thì chúng ta thường chỉ để tâm đến hai giải pháp đó mà quên đi thực tế rằng cũng có thể áp dụng những hướng giải quyết khác nữa. Để đưa ra quyết định có trách nhiệm thì bản thân chúng ta phải tự rèn luyện thói quen tìm tòi, khám phá nhiều phương thức giải quyết khác. Nhìn chung chúng ta ai cũng thích những nguyên tắc hướng dẫn ra quyết định đơn giản nhất. Tất cả những người ra quyết định đều cảm thấy rất yên tâm khi có được một nguyên tắc đơn giản để làm theo. Chẳng hạn, giám đốc của một doanh nghiệp đang muốn kết thúc hợp đồng với một lao động để cắt giảm chi phí. Dĩ nhiên, đầu tiên anh/chị ta có thể sẽ nghĩ đến nhiều biện pháp khác để cắt giảm chi phí mà không cần phải sa thải lao động, nhưng giả sử tại thời điểm đó biện pháp duy nhất có thể làm là cắt giảm lao động thì cách đơn giản và dễ dàng nhất là cho thôi việc nhân viên mới tuyển dụng gần nhất, với lý do: “Tơi khơng thể làm gì khác, tơi phải làm vậy, tôi làm theo nguyên tắc: người cuối được tuyển dụng sẽ là người đầu tiên bị sa thải, tôi không có sự lựa chọn nào khác”. Việc tuân thủ theo một quy trình hướng dẫn ra quyết định đơn giản sẽ giúp ta trút bỏ gánh nặng trách nhiệm đối với quyết định mình đưa ra, cho dù đó không phải là quyết định tốt nhất. Ngoài ra chúng ta cũng thường lựa chọn một phương pháp khác mà đáp ứng được những tiêu chuẩn quyết định tối thiểu. Chúng ta chọn một phương pháp làm vừa lòng tất cả mọi người, cho dù nó có thể không phải là phương pháp tối ưu. Hãy tưởng tượng Ban Quản lý doanh nghiệp đã dành ra nhiều giờ để bàn bạc và cuối cùng đi đến thỏa thuận. Tại thời điểm đó, chắc không ai đứng lên và phát biểu: xin đợi một lát, chúng ta hãy dành ít thời gian bàn bạc thêm, biết đâu chúng ta có thể tìm ra được một câu trả lời tốt hơn thì sao. Thường một quyết định mà có được do sự nhất trí của tập thể có thể khiến cho những người có liên quan tin rằng đó là quyết định hợp lý nhất, nhưng không phải lúc nào quyết định đó cũng là quyết định tốt nhất.

Một rào cản khác có liên quan đến động cơ và sức mạnh ý chí. Có những giới hạn mong manh giữa có đạo đức và không có đạo đức mà chúng ta không nên vượt qua. Thật không may, chúng ta lại không có thói quen vạch trước giới hạn quy định thế nào là hành vi cư xử phù hợp và thậm chí ngay cả khi chúng ta có vạch ra thì giới hạn này cũng khơng rõ ràng, cụ thể. Đơi khi làm điều sai trái thì dễ hơn làm điều đúng, và rất tự nhiên, chúng ta sẽ chọn phần dễ dàng hơn. Trong thực tế, thường chúng ta rất dễ vượt qua những giới hạn này và nếu vượt được một lần thì lần tiếp theo và lần tiếp theo nữa cũng sẽ rất dễ dàng. Đến một ngày nào đó, chúng ta sẽ nhận

99 thấy rằng mình đã đi quá xa mức giới hạn đạo đức mà trước đây mình chưa từng nghĩ sẽ vượt qua.

Ngoài ra đôi khi con người cũng đưa ra những quyết định để rồi sau đó lại hối hận vì lúc đó họ đã khơng có đủ can đảm để làm khác đi. Thường không dễ dàng gì để đưa ra được một quyết định đúng đắn, có khi để có được một quyết định đúng bạn có thể sẽ phải đánh đổi bằng một khoản tiền, một việc làm, hoặc phải đánh đổi một số thứ rất quý giá khác trong cuộc sống. Những hành động phi đạo đức có thể đem lại cho chúng ta nhiều lợi nhuận; và những cám dỗ luôn này ở quanh ta. Làm sao đưa ra được những quyết định có trách nhiệm đạo đức trong cả cuộc đời có lẽ là thách thức lớn nhất mà mỗi người chúng ta sẽ phải đối mặt. Cách dễ dàng nhất là hãy sống thụ động và làm theo những gì mà xã hội và truyền thống đã đề ra, sống theo kiểu gió chiều nào theo chiều đó. Nhưng cách sống thụ động như vậy chỉ phù hợp với những kiểu người khơng định hướng được cuộc sống của mình, mà theo Socrates thì như vậy là khơng đáng sống. Để có được một cuộc sống đầy ý nghĩa thì chúng ta phải ln nhìn lại và suy ngẫm về các quyết định của mình, tự chịu trách nhiệm cho cuộc sống của chính mình.

Một phần của tài liệu Giáo trình đạo đức kinh doanh (Trang 100 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(183 trang)