Những năm 1990: Thể chế của Đạo đức kinh doanh

Một phần của tài liệu Giáo trình đạo đức kinh doanh (Trang 39 - 40)

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ ĐẠO ĐỨC KINH DOANH

1.3. SỰ PHÁT TRIỂN CỦA ĐẠO ĐỨC KINH DOANH

1.3.4 Những năm 1990: Thể chế của Đạo đức kinh doanh

Chính phủ Mỹ thời kì này ủng hộ quan điểm tự kiểm soát và tự do hóa thương mại. Chủ yếu được chú trọng là những vấn đề xã hội liên quan đến sức khỏe về các sản phẩm thuốc lá. Bản “Hướng dẫn Lập pháp liên bang đối với công ty” được quốc hội Mỹ thông qua năm 1991 trở thành một bước ngoặt quan trọng; lần đầu tiên đưa ra những hình thức khuyến khích pháp lý hay đưa ra những điều khoản áp dụng hình phạt nhất định đối với những cơng ty, tổ chức tìm cách tránh né trách nhiệm đối với các hành vi sai trái, thiết lập những tiêu chuẩn đạo đức và pháp lý chặt chẽ. Tuy nhiên, cách tiếp cận cứng nhắc bằng các quy định pháp lý có tác dụng không đủ mạnh để buộc các doanh nghiệp từ bỏ những lợi ích trước mắt ngay cả khi hình phạt là rất nặng khi bị phát hiện.

Môi trường đạo đức

Toàn cầu hóa mang lại những thách thức đạo đức mới. Các quan ngại chính bao gồm: lao động trẻ em, hối lộ, và các vấn đề môi trường. Sự xuất hiện của internet thách thức các biên giới văn hóa. Những điều trước đây là cấm kị giờ đã trở nên phổ biến.

Các vấn đề đạo đức chính

• Điều kiện làm việc khơng an toàn ở các nước thế giới thứ ba

• Trách nhiệm của công ty trong vấn đề thiệt hại cá nhân tăng lên (cơng ty thuốc lá, hóa chất, vv)

• Quản lý tài chính yếu kém và gian lận (thương mại, tài chính).

Sự phát triển của đạo đức kinh doanh

• Hướng dẫn trong việc xử phạt các hành vi phi đạo đức trong phạm vi toàn liên bang Mỹ (Federal Sentencing Guidelines for Organizations – FSGO) được thông qua năm 1991.

• Các vụ khởi kiện tập thể

• Bộ nguyên tắc Sullivan (Bộ quy tắc về hành vi tổ chức, do nhà truyền giáo người Mỹ gốc Phi Rev. Leon Sullivan xây dựng nhằm thúc đẩy trách nhiệm

37

Một phần của tài liệu Giáo trình đạo đức kinh doanh (Trang 39 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(183 trang)