Những năm 1960: Sự trỗi dậy của các vấn đề xã hội trong kinh doanh

Một phần của tài liệu Giáo trình đạo đức kinh doanh (Trang 37)

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ ĐẠO ĐỨC KINH DOANH

1.3. SỰ PHÁT TRIỂN CỦA ĐẠO ĐỨC KINH DOANH

1.3.1 Những năm 1960: Sự trỗi dậy của các vấn đề xã hội trong kinh doanh

Những năm 60 của thế kỉ trước, xã hội Mỹ chứng kiến tình trạng tàn phá cảnh quan ở các khu đô thị và sự gia tăng các vấn đề sinh thái như: ô nhiễm không khí và xả chất thải độc hại và phóng xạ ra môi trường sống. Năm 1962 tổng thống Mỹ đưa ra “Consumers’ Bill of Rights” (Tuyên bố về Quyền của người tiêu dùng) nêu rõ bốn quyền lợi mà người tiêu dùng được bảo vệ là quyền được hưởng sự an toàn, quyền được biết, quyền được lựa chọn, và quyền được lắng nghe. Phong trào người tiêu dùng nở rộ với việc một loạt điều luật bảo vệ người tiêu dùng được thông qua như

“Đạo luật về thực phẩm tươi sống an tồn” (1967), “Đạo luật về kiểm sốt phóng xạ

an tồn” (1968), “Đạo luật về nước sạch” (1972) và “Đạo luật về chất thải rắn độc

hại” (1976).

Môi trường đạo đức

Đây là thời gian của tình trạng bất ổn xã hội và phong trào chống chiến tranh. Người lao động có một mối quan hệ đối địch với giới quản lý. Lòng trung thành với giới chủ đã chuyển thành lòng trung thành với lý tưởng. Các giá trị cũ đã bị gạt sang một bên.

Các vấn đề đạo đức chính

• Vấn đề mơi trường

• Mối quan hệ căng thẳng giữa người lao động và giới quản lý trở nên nghiêm trọng hơn

• Các vấn đề quyền dân sự xuất hiện rất phổ biến • Trung thực

• Những thay đổi trong thái độ làm việc • Sử dụng ma túy leo thang

Sự phát triển của đạo đức kinh doanh

• Các cơng ty bắt đầu thiết lập các quy tắc ứng xử và các tuyên bố về giá trị

• Sự ra đời của phong trào trách nhiệm xã hội

• Các tập đoàn giải quyết các vấn đề đạo đức thông qua các tổ chức pháp chế hoặc nhân sự

Một phần của tài liệu Giáo trình đạo đức kinh doanh (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(183 trang)