ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CHƯƠNG TRÌNH ĐẠO ĐỨC

Một phần của tài liệu Giáo trình đạo đức kinh doanh (Trang 178 - 183)

CHƯƠNG 3 RA QUYẾT ĐỊNH ĐẠO ĐỨC TRONG KINH DOANH

5.3 ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CHƯƠNG TRÌNH ĐẠO ĐỨC

Trong quá trình quản lý kinh doanh, chủ sở hữu và nhà quản lý nên thường xuyên đánh giá bất kỳ chiến lược, chương trình, hoặc kế hoạch hành động đã thực hiện. Sẽ là thiếu trách nhiệm nếu dành nhiều sự quan tâm từ cấp quản lý và nguồn lực cho một chương trình mà khơng đánh giá kết quả hoạt động của nó để xác định nỗ lực này có đáng giá hay không.

Chủ sở hữu và nhà quản lý triển khai đánh giá chương trình đạo đức kinh doanh để (1) mang lại trách nhiệm giải trình cho các bên liên quan, (2) giám sát và theo dõi những thay đổi trong văn hóa tổ chức, (3) cải thiện chất lượng chương trình và (4) tái phân bổ nguồn lực cho các chương trình có yêu cầu cao hoặc thấp hơn.

Do thiếu nguồn lực, đa số các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể đánh giá chương trình một cách khơng chính thức. Chủ sở hữu và nhà quản lý sẽ ít có khuynh hướng sử dụng các đội nhóm và quy trình chính thức để định ra mục tiêu và đánh giá kết quả hoạt động. Họ sẽ điều chỉnh những quy trình để đáp ứng theo hoàn cảnh của mình. Ví dụ, họ thường nói với những người mà họ tin tưởng để thiết lập các mục tiêu thay vì thành lập một nhóm cơng tác. Họ sẽ phối hợp với một nhóm nhỏ hoặc các cá nhân để đánh giá kết quả hoạt động. Thách thức của việc đánh giá hiệu quả không phải là để xem một quy trình bất kỳ nào đó có được tuân thủ hay không, mà là liệu có thu thập được những thông tin đầy đủ và kiến thức cần thiết hay chưa. Nếu các chủ sở

176 hữu và nhà quản lý đặt ra những câu hỏi một cách chi tiết và kêu gọi sự tham gia của các bên liên quan ở mức độ hiệu quả cao nhất có thể thì họ sẽ đảm bảo được mình có thể hoạt động trong phạm vi nguồn lực và nhân sự của mình để trở thành một doanh nghiệp hiệu quả, tiết kiệm chi phí và có trách nhiệm.

Để duy trì lòng tin của các bên liên quan trong bất kỳ chương trình đạo đức kinh doanh nào, doanh nghiệp nên thường xuyên đánh giá quy trình và kết quả. Việc đánh giá các quy trình của chương trình là để trả lời câu hỏi: “Chúng ta đã làm được những gì đã tuyên bố sẽ làm chưa?”, việc đánh giá kết quả chương trình là để bổ sung thêm câu hỏi “Liệu những thay đổi mà chúng ta mong đợi đã xảy ra chưa?”. Các quy trình đánh giá phản ánh sự linh hoạt trong khâu thiết kế và triển khai chương trình đạo đức kinh doanh. Chúng phụ thuộc vào bối cảnh, văn hóa tổ chức của doanh nghiệp và những kỳ vọng hợp lý của các bên liên quan.

Bước đầu tiên mà chủ sở hữu và nhà quản lý thực hiện khi đánh giá chương trình đạo đức kinh doanh là nhất trí về những vấn cần được trả lời. Trong thời gian đầu thực hiện chương trình đạo đức kinh doanh, chủ sở hữu và nhà quản lý có thể quan tâm chủ yếu đến quy trình: “doanh nghiệp có đang thiết lập tiêu chuẩn, qui trình, và kỳ vọng khơng?”, “tập h́n có được thực hiện hiệu quả không?”, “báo cáo với các bên liên quan có được ghi nhận tốt hay không?”. Tuy nhiên, mục tiêu cuối cùng của cấp quản lý khi đề ra chương trình đạo đức kinh doanh khơng chỉ đơn thuần là để có bộ quy tắc đạo đức hay để thực hiện tập huấn về đạo đức, tuân thủ và trách nhiệm.

Mục tiêu cuối cùng của việc đánh giá là để biết được những câu trả lời cho các câu hỏi như:

• Hành vi sai trái có ít đi khơng?

• Nhân viên có nhận biết được các vấn đề về hành vi kinh doanh có trách nhiệm khơng?

• Nhân viên có thường xuyên đề cập đến những tiêu chuẩn, quy trình, và kỳ vọng khơng?

• Các quyết định có thường xuyên được đưa ra trên cơ sở tham chiếu những tiêu chuẩn, qui trình, và kỳ vọng khơng?

• Nhân viên có sẵn sàng tìm kiếm lời khun khơng? • Nhân viên có sẵn sàng báo cáo những quan ngại khơng?

• Những người báo cáo các mối quan ngại thỏa mãn ra sao trước phản ứng của cấp quản lý?

• Mức độ cam kết của nhân viên với doanh nghiệp là đến đâu? • Mức độ thỏa mãn của các bên liên quan với doanh nghiệp là ra sao?

Trước khi tiến hành xác định những khía cạnh nào của quy trình và kết quả chương trình cần đánh giá là gì, chủ sở hữu và nhà quản lý cần thực hiện rà soát bối cảnh phù hợp của doanh nghiệp. Một phần quan trọng của quá trình này là lơi kéo sự tham gia của các bên liên quan và xác định những nhu cầu về thông tin phù hợp của

177 họ. Chỉ khi doanh nghiệp chú ý đến những nhu cầu của các bên liên quan thì doanh nghiệp mới có thể xác định được các kết quả nào cần được đánh giá, chỉ báo nào sẽ hiệu quả nhất (và đáng tin nhất), báo cáo các phát hiện như thế nào và cho ai.

Mặc dù việc thay đổi văn hóa tổ chức không nhất thiết là một lý do để có chương trình đạo đức kinh doanh, nhưng theo bản chất của chương trình này thì nó sẽ tạo ra thay đổi trong văn hóa tổ chức. Hơn nữa, những khía cạnh văn hóa nhất định sẽ ảnh hưởng đến quy trình và các triển vọng thành cơng của nó. Khâu đánh giá quy trình sẽ xem xét cách thức chương trình hoạt động: liệu các nguồn lực có được sử dụng tốt hay không, liệu các hoạt động được giao có được thực hiện, và các mức sản lượng cụ thể có được tạo ra hay khơng. Nhiều mơ hình đánh giá quản lý chung, đặc biệt trong lĩnh vực cải tiến chất lượng liên tục, là những mơ hình theo quy trình, bao gồm các mơ hình hệ thống quản lý của Tổ chức Tiêu chuẩn Quốc tế (ISO).

178

CÂU HỎI ÔN TẬP

1. Chương trình đạo đức là gì? Trình bày các thành phần cơ bản của mooth chương trình đạo đức.

2. Bộ quy tắc ứng xử bao gồm những văn bản nào? Trình bày nội dung chính của các văn bản đó.

3. Trình bày về chương trình truyền thơng trong chương trình đạo đức. 4. Trình bày về chương trình đào tạo trong chương trình đạo đức.

5. Trình bày về hệ thống giám sát và hỗ rợ thực hiện các tiêu chuẩn trong chương trình đạo đức.

179

TÀI LIỆU THAM KHẢO

TIẾNG ANH

1. Tom L. Beauchamp (2007). The “four principle” approach to healthcare ethics, Principle of health care ethics, Second edition. John Wiley & Son, Ltd.

2. Prof. DR.C.Karthikeya (2019). Business Ethics. IJMRA Publications. 3. Juan Elegido (1996). Fundamentals of business ethics. Ibadan, Spectrum.

4. Linda K. Trevino & Katherine A. Nelson (2014). Managing Business Ethics. Wiley. 5. Dirk Matten & Jeremy Moon (2007). Implicit’ and ‘Explicit’ CSR: A conceptual

framework for a comparative understanding of corporate social responsibility. Academy

of Management Review

6. John Fraedrich, Linda Ferrell & O.C. Ferrell (2013). Ethical Decision Making in

Business. South Western, Cengage Learning.

7. Gordon Jack, Steven Glasgow, Thomas Farrington and Kevin O’Gorman (2015).

Business Ethics in a Global Context. Goodfellow Publishers Limited.

8. Laura P. Hartman, Joe Des Jardins, & Chris MacDonald (2014). Business Ethics: Decision Making for Personal Integrity and Social Responsibility. Third Edition,

McGraw-Hill.

9. Caux Round Table “Principles for Responsible Business”, published: March 2009.

updated May 2010.

TIẾNG VIỆT

10. PGS.TS Phạm Xuân Nam (1996). Văn hóa và Kinh doanh. Nxb Khoa học Xã hội. 11. PGS.TS Đỗ Minh Cương (2001). Văn hóa kinh doanh và triết lý kinh doanh, Nxb Chính

trị Quốc gia.

12. Trần Quốc Dân (2005). Sức hấp dẫn, Một giá trị văn hố doanh nghiệp. Nxb Chính trị Quốc gia.

13. PGS. TS Dương Thị Liễu (2011). Giáo trình Văn hóa Kinh doanh. Nxb Đại học Kinh tế Quốc dân

14. Nguyễn Mạnh Quân (2012). Giáo trình đạo đức kinh doanh và văn hóa cơng ty, Nxb Đại học Kinh tế Quốc Dân

15. Mai Văn Bính (2014). Sách giáo khoa Giáo dục Công dân lớp 10. Nxb Giáo dục. 16. PGS.TS Mai Quốc Chánh & TS. Trần Xuân Cầu (2014), Giáo trình Kinh tế lao động -

NXB Lao động - Xã hội.

17. PGS.TS. Nguyễn Ngọc Quân & ThS. Nguyễn Vân Điềm (2013). Giáo trình Quản trị

nhân lực. Nxb Lao động - Xã hội

18. Laura P. Hartman & Joe Des Jardins (2011). Đạo đức Kinh doanh. Nxb Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh.

19. William S. Sahakan & Mabel. Sahakan (Lâm Thiện Thanh - Lâm Duy Chân dịch) (2001). Tư tưởng các triết gia vĩ đại. Nxb Tổng hợp TP Hồ Chí Minh.

20. Nguyễn Thị Hoàng Anh & Đặng Thùy Trang dịch. Vụ Thương mại Quốc tế, Bộ Thương mại Hoa Kỳ (2007). “Đạo đức Kinh doanh, Cẩm nang quản lý doanh nghiệp có trách

180 21. TS. Đỗ Thị Ngọc Lan (2013). Bộ quy tắc ứng xử cho công chức cấp phường - kinh

nghiệm Thành phố Hồ Chí Minh. Nxb Chính trị Quốc gia - Sự thật.

22. PGS.TS. Nguyễn Mạnh Quân (2012). Chuyên đề văn hóa doanh nghiệp. Cục phát triển doanh nghiệp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

23. Ngơ Đức Anh (2017). Xây dựng văn hóa doanh nghiệp cho công ty cổ phần Misa. Luận văn thạc sĩ.

24. Nghị định 59/2019/NĐ-CP ngày 1/07/2019 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng, chống tham nhũng.

25. Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI), Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam (VIAC) (2019), Tổ chức hoạt động nhằm ngăn chặn hàng giả và vi phạm bản quyền của Phòng thương mại quốc tế ICC (ICC BASCAP). Báo cáo “Thúc đẩy và bảo

vệ sở hữu trí tuệ tại Việt Nam”

26. Báo cáo lần thứ 4 của Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi khí hậu (Intergovernmental Panel on Climate Change –IPCC) 01/02/2007

27. PGS.TS. Phạm Văn Đức (2010). Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ở Việt Nam: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn cấp bách. Thông tin Pháp luật Dân sự,

(https://thongtinphapluatdansu.edu.vn/2010/02/20/4438/)

28. PGS.TS. Nguyễn Hữu Đễ (2013). Đạo đức kinh doanh ở Việt Nam: một số vấn đề lý

luận và thực tiễn. Tạp chí Triết học. số 12 (271) tháng 12.

29. Trần Anh Phương (2009), “Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp và thực tiễn vận dụng

ở Việt Nam hiện nay”. Tạp chí Triết học. số 8 (219)

30. TS. Lê Thị Thu Hà (2013). Gian lận trong nghiệp vụ tín dụng tại các ngân hàng thương

mại. Tạp chí tài chính.

31. Trần Thị Vân (2021). Nhận diện gian lận báo cáo tài chính của doanh nghiệp và giải

pháp khắc phục. Tạp chí Tài chính ( kỳ 1 tháng 4).

32. Ngô Vĩnh Bạch Dương (6/2019). Bảo vệ thông tin người tiêu dùng. Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp số 12 (388).

Một phần của tài liệu Giáo trình đạo đức kinh doanh (Trang 178 - 183)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(183 trang)