Nhà lãnh đạo đạo đức

Một phần của tài liệu Giáo trình đạo đức kinh doanh (Trang 109 - 112)

CHƯƠNG 3 RA QUYẾT ĐỊNH ĐẠO ĐỨC TRONG KINH DOANH

3.2 LÃNH ĐẠO VÀ ĐẠO ĐỨC KINH DOANH

3.2.1 Nhà lãnh đạo đạo đức

Như đã trình bày ở trên, văn hóa doanh nghiệp (văn hóa tổ chức) là nhân tố ảnh hưởng lớn nhất đến quá trình ra quyết định đạo đức của mỗi cá nhân trong quá trình kinh doanh. Vì vậy, nhà lãnh đạo cần đặc biệt quan tâm đến việc xây dựng một môi trường văn hóa đạo đức nói riêng và văn hóa doanh nghiệp nói chung trong tổ chức của mình.

Nếu mục tiêu của văn hóa doanh nghiệp là nuôi dưỡng những giá trị, kỳ vọng, niềm tin và các kiểu hành vi hỗ trợ tốt nhất và hiệu quả nhất cho quá trình đưa ra các quyết định đạo đức thì các nhà lãnh đạo phải có trách nhiệm phục vụ cho nỗ lực này. Các nhà lãnh đạo có trách nhiệm trong việc này bởi vì các cá nhân trong doanh nghiệp sẽ phần lớn bị tác động, dẫn dắt bởi tiếng nói của các cấp lãnh đạo. Ông Raymond Gilmartin, Tổng giám đốc của Merck cho rằng trong tư duy, lời nói và cả hành động, các nhà lãnh đạo doanh nghiệp phải ủng hộ và tuân theo hành vi đạo đức một cách rõ ràng và minh bạch. Nếu một lãnh đạo có hành vi trốn tránh trách nhiệm, lạm dụng công quỹ, hay có những hành vi khơng thích đáng thì các nhóm có liên quan trong doanh nghiệp sẽ ngầm hiểu rằng đây là một kiểu hành vi không những có thể chấp nhận được, mà có thể đó còn là một hành vi được kỳ vọng và là một cách để tiến thân trong công ty này. Thay vào đó, nếu như lãnh đạo tự đặt hành vi đạo đức của bản thân lên trên bất kỳ một khía cạnh nào khác thì các nhóm liên quan sẽ tn theo mơ hình vai trò đó và sẽ cố gắng để thúc đẩy việc này. Ngoài hành vi cá nhân, các nhà lãnh đạo còn có thể thiết lập một tinh thần chung qua các cơ chế khác chẳng hạn như việc cung cấp các nguồn lực. Các nhà lãnh đạo có đạo đức không chỉ nói về đạo đức, hành động có đạo đức mà họ còn phải phân bổ các nguồn lực trong doanh nghiệp để hỗ trợ và phát huy các hành vi đạo đức.

Qua một số nghiên cứu về bản chất của khả năng lãnh đạo có đạo đức, người ta đã thấy được tầm quan trọng của nhà lãnh đạo, cũng như tầm quan trọng của việc tham gia vào các hoạt động đạo đức rõ rệt của những nhà lãnh đạo này. Bên cạnh những đặc tính được cho là truyền thống như liêm chính, chân thật và đáng tin thì cũng có những đặc tính cũng không kém phần quan trọng như: khả năng thấu hiểu, sự lắng nghe, có đầu óc cởi mở. Vì vậy, việc để người lao động biết mình là một nhà lãnh đạo có ý thức đạo đức rõ ràng, bày tỏ mối quan tâm đối với nhiều nhóm có liên

107 quan và áp dụng các quy trình đưa ra quyết định có đạo đức cũng rất quan trọng. Những nhà lãnh đạo có đạo đức thì làm nhiều việc mà các “nhà lãnh đạo truyền thống” hay làm (chẳng hạn, củng cố quy tắc đạo đức, hình thành các tiêu chuẩn cho hành vi…), nhưng họ lại thực hiện điều đó trong bối cảnh của một chương trình đạo đức. Mọi người sẽ nhận thấy rằng mục tiêu của một nhà lãnh đạo có đạo đức không chỉ thuần túy là cách làm việc mà cách làm việc phải tuân thủ theo các giá trị và quy tắc đạo đức. Cuối cùng, những nhà lãnh đạo có đạo đức bày tỏ mối quan tâm đối với nhiều người (người lao động và các bên liên quan) trong quá trình này. Tuy nhiên, như được đề cập ở trên, tất cả những đặc tính và hành vi này phải rõ ràng. Nếu người lãnh đạo là một “nhà đạo đức trầm lặng” chỉ được biết đến trong phạm vi ban quản trị cấp cao, còn các nhân viên cấp dưới lại không biết về điều đó, thì họ sẽ khơng biết đến ơng/bà ấy như một nhà lãnh đạo có đạo đức. Để gây được sự chú ý và tạo sức ảnh hưởng đối với nhận thức của người lao động thì các đặc tính và hành vi đạo đức phải rõ ràng, rộng khắp và mọi người đều có thể hiểu được. Các nhà lãnh đạo sẽ tạo được chú ý nếu họ biết nói là làm và hành động vì những mục đích tốt đẹp chung, vì xã hội nói chung và vì các triển vọng kinh doanh dài lâu của doanh nghiệp. Các lãnh đạo được mong chờ sẽ tập trung vào các trọng điểm tài chính của doanh nghiệp cũng như những yêu cầu ngắn hạn, nhưng họ cũng có thể gây được nhiều chú ý nếu họ tập trung vào đường hướng phát triển rõ ràng và dài hơi hơn. Cuối cùng, việc đưa ra các quyết định can đảm trong những tình huống khắc nghiệt cũng có thể là một cách khác giúp các lãnh đạo có đạo đức được chú ý đến. Các nhà lãnh đạo có đạo đức cần có đủ can đảm để nói không đối với những quy tắc làm việc không tương thích với những giá trị đạo đức của họ.

Lãnh đạo có hiệu quả và lãnh đạo có đạo đức

Việc được mọi người nhìn nhận là một nhà lãnh đạo có uy tín sẽ có một vai trò khá quan trọng trong việc giúp nhà lãnh đạo đó tạo ra và chuyển đổi nền văn hóa đạo đức của doanh nghiệp. Các Tổng giám đốc chính là những người có khả năng chuyển đổi nền văn hóa doanh nghiệp theo chiều hướng tốt hơn hay xấu hơn. Nếu nền văn hóa này tác động rất lớn đến quy trình đưa ra quyết định có đạo đức trong phạm vi doanh nghiệp thì các nhà lãnh đạo là người có trách nhiệm phải định hướng mơi trường đó để quy trình này có thể phát triển lên. Nhưng làm thế nào để trở thành một nhà lãnh đạo, và quan trọng hơn là làm thế nào để trở thành một nhà lãnh đạo có đạo đức? Chúng ta muốn ám chỉ gì khi đề cập đến một nhà lãnh đạo có đạo đức? Chúng ta cần phân biệt thế nào là một nhà lãnh đạo tốt và thế nào là một nhà lãnh đạo có đạo đức. Nhà lãnh đạo tốt đơn giản là một người mà có thể hoàn thành tốt những việc các lãnh đạo cần làm. Bởi vì trách nhiệm của các nhà lãnh đạo là hướng dẫn, chỉ bảo, hỗ trợ các lao động khác tiến đến đích nên nhà lãnh đạo tốt đồng nghĩa là một người có thể thực hiện những việc nêu trên một cách thành công và hiệu quả. Những nhà lãnh đạo tốt có khả năng hướng các đồng sự đến được đích chung mà họ đã đề ra. Nhưng

108 không phải nhà lãnh đạo tốt nào cũng là nhà lãnh đạo có đạo đức. Như vậy thì điểm khác biệt giữa nhà lãnh đạo có hiệu quả và nhà lãnh đạo có đạo đức là gì? Điểm khác biệt chính nằm ở những biện pháp được sử dụng để tạo động lực cho những lao động khác đạt được mục tiêu họ đưa ra. Những nhà lãnh đạo có hiệu quả có thể đạt được mục tiêu của họ bằng cách đe dọa, dọa dẫm, lạm dụng hay cưỡng ép người khác; trong khi đó nhà lãnh đạo có đạo đức có thể sẽ áp dụng những biện pháp tốt hơn chẳng hạn như lập mơ hình hướng dẫn hành vi đạo đức, thuyết phục hay đơn giản là làm gương. Theo một số nghiên cứu thì việc lãnh đạo có đạo đức hay không được quyết định bởi cách thức lãnh đạo. Những người sáng lập ra các phương thức lãnh đạo nhất định thì muốn đề xuất rằng hình thức lãnh đạo của họ là phương thức tối ưu hơn. Robert Greenleaf trong cuốn Lãnh đạo trong tinh thần phục vụ (Servant Leadership) đã cho rằng những nhà lãnh đạo giỏi nhất chính là những cá nhân không nề hà chuyện cấp bậc, lãnh đạo theo kiểu phục vụ những người khác. Tương tự, trong một số thảo luận khác, người ta gợi ý rằng các nhà lãnh đạo nên áp dụng phương pháp cho phép nhân viên cấp dưới quyền tự đưa ra và giải quyết các vấn đề, và đó là cách để hình thành nên những nhà lãnh đạo đạo đức tốt nhất.

Rõ ràng là để trở thành một nhà lãnh đạo có đạo đức thì phải nói đến phương thức lãnh đạo có đạo đức. Để trở thành một nhà lãnh đạo có đạo đức thì nhà lãnh đạo đó phải có khả năng thiết lập nên một nền văn hóa doanh nghiệp mà trong đó người lao động được trao quyền và được kỳ vọng là có thể đưa ra các quyết định đạo đức có trách nhiệm. Tuy nhiên, chúng ta cũng thấy rằng có một số phương thức có thể tốt hơn về mặt đạo đức so với những phương thức khác (chẳng hạn, thuyết phục thì tốt hơn là bắt buộc, nếu xét về mặt đạo đức), do vậy phương thức lãnh đạo không phải là yếu tố duy nhất giúp hình thành nên một nhà lãnh đạo có đạo đức. Phương thức lãnh đạo có đạo đức chỉ là điều kiện cần, chứ chưa phải là điều kiện đủ để tạo nên sự lãnh đạo có đạo đức. Một nhân tố khác của sự lãnh đạo có đạo đức chính là mục tiêu hay mục đích mà nhà lãnh đạo đang hướng đến. Sẽ không tồn tại nhà lãnh đạo, cũng không có người đi theo ủng hộ nhà lãnh đạo nếu các hoạt động của họ không có định hướng hay mục tiêu cụ thể. Trong bối cảnh kinh doanh, năng suất, hiệu quả và khả năng sinh lợi chính là những mục tiêu tối thiểu mà doanh nghiệp cần đạt được. Một Tổng giám đốc mà đưa doanh nghiệp vào tình thế phá sản thì thường khó có thể được xem là hội đủ điều kiện để trở thành một lãnh đạo tốt và có hiệu quả. Còn một Tổng giám đốc mà giúp cho việc kinh doanh của doanh nghiệp trở nên có hiệu quả, và có khả năng sinh lời thì sẽ được đánh giá là một nhà lãnh đạo kinh doanh có hiệu quả. Một Tổng giám đốc mà thực hiện việc quản lý này theo cách tôn trọng cấp dưới và cho phép họ được quyền sáng tạo và thành cơng, thì ít nhất là với cách nhìn nhận ban đầu, họ cũng có thể được xem là một nhà lãnh đạo có hiệu quả và có đạo đức. Nhưng liệu chỉ riêng việc giúp doanh nghiệp đạt được năng suất cao và hiệu quả thông qua các phương thức lãnh đạo có đạo đức có đủ để khiến một nhà lãnh đạo trở thành một

109 nhà lãnh đạo có đạo đức không? Hãy tưởng tượng một nhà lãnh đạo doanh nghiệp trao quyền cho cấp dưới, tôn trọng quyền tự quản bằng cách tư vấn và lắng nghe, nhưng lại lãnh đạo doanh nghiệp kinh doanh các ấn phẩm khiêu dâm trẻ em hoặc gây ô nhiễm môi trường hay bán vũ khí trái phép cho các tổ chức cực đoan. Như vậy thì chỉ riêng phương thức lãnh đạo có thể quyết định được tư cách đạo đức của một nhà lãnh đạo chưa? Ngoài mục tiêu về khả năng sinh lời thì chúng ta có thể sẽ cần xét đến những mục tiêu có trách nhiệm đạo đức khác trước khi kết luận nhà lãnh đạo này là hoàn toàn có đạo đức hay không, đó chính là việc lãnh đạo hướng doanh nghiệp đến mục tiêu phát triển vì cộng đồng, thực hiện trách nhiệm với xã hội.

Một phần của tài liệu Giáo trình đạo đức kinh doanh (Trang 109 - 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(183 trang)