Đạo đức kinh doanh tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Giáo trình đạo đức kinh doanh (Trang 41 - 45)

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ ĐẠO ĐỨC KINH DOANH

1.3. SỰ PHÁT TRIỂN CỦA ĐẠO ĐỨC KINH DOANH

1.3.6 Đạo đức kinh doanh tại Việt Nam

Khi nói về đạo đức kinh doanh là nói về mối quan hệ giữa doanh nghiệp với cộng đồng xã hội trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Trong hoạt động kinh doanh, người kinh doanh ngoài việc quan tâm đến lợi nhuận cho cơng ty mình, còn phải quan tâm đến lợi ích cộng đồng xã hội trong cả trước mắt và lâu dài, mà ở đây trước hết là lợi ích vật chất của cộng đồng. Vì thế, đạo đức kinh doanh ln giữ vai trò điều chỉnh hành vi kinh doanh của doanh nghiệp như là phương thức bổ sung cho việc thực thi luật pháp cho doanh nghiệp khi hoạt động kinh doanh. Đạo đức kinh doanh như là công cụ bổ sung cho những hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bên cạnh những luật kinh doanh. Điều này được thể hiện khác nhau ở những nước có trình độ phát triển khác nhau. Ở đây có sự chuyển đổi từ một số chuẩn mực đạo đức kinh doanh thành luật kinh doanh hay còn được gọi là luật hóa những chuẩn mực đạo đức và ngược lại, cũng có những luật lệ kinh doanh trở thành chuẩn mực đạo đức kinh doanh khi các doanh nghiệp thực hiện nó như là sự tự nguyện bên trong.

Đối với các nước phát triển thì vấn đề đạo đức kinh doanh đã và đang được các doanh nhân coi như chiến lược phát triển, là phương thức hoạt động kinh doanh của mình. Họ coi đạo đức kinh doanh như là yếu tố quyết định sự phát triển bền vững và sự tăng lợi nhuận không ngừng của doanh nghiệp. Điều này đã được nhiều học giả chứng minh bằng thực tiễn kinh doanh của các công ty lớn ở Mỹ và các nước phát triển khác. Ở một nước có nền kinh tế thị trường phát triển thì mỗi doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh của mình ln là một bộ phận hữu cơ của cả nền kinh tế – xã hội. Vì thế, những hành vi quyết định hướng kinh doanh cũng như phương thức kinh doanh của họ đều tuân theo những tiêu chuẩn và quy định của xã hội trên cả phương diện đạo đức cũng như luật pháp. Nói một cách khác, ở những nước phát triển thì những chuẩn mực đạo đức đã trở thành phẩm chất không thể thiếu đối với mỗi người kinh doanh và đối với từng doanh nghiệp và chính hệ thống luật pháp hoàn chỉnh ở

39 những nước này đã giữ vai trò chủ yếu trong việc ngăn chặn những hoạt động kinh doanh vi phạm những chuẩn mực đạo đức xã hội nói chung và đạo đức kinh doanh nói riêng. Hơn nữa, ở các nước phát triển, do có một hệ thống các thể chế, bao gồm đạo đức kinh doanh hoàn chỉnh hơn, nên việc tuân thủ những chuẩn mực đạo đức kinh doanh chính là tạo ra những giá trị cho doanh nghiệp (uy tín, thương hiệu, chất lượng sản phẩm và dịch vụ khách hàng để thu hút khách hàng ngày càng nhiều hơn), làm động lực cho việc tăng năng suất của công ty. Trong khi đó, tại các nước có nền kinh tế kém phát triển hơn, do hệ thống luật pháp chưa hoàn thiện, nên cơ hội phát triển kinh tế và xã hội bị hạn chế bởi sự độc quyền của kinh tế nhà nước, của tham nhũng và những lợi ích nhóm nên vai trò của luật pháp giữ vị trí quan trọng nhằm định hướng, xử lý và ngăn chặn những hành động kinh doanh phi đạo đức.

Đối với Việt Nam, đạo đức kinh doanh là một vấn đề tương đối mới. Giống như Văn hóa kinh doanh, Văn hóa doanh nghiệp, vv. Đạo đức kinh doanh đã bắt đầu nổi lên sau những cải cách kinh tế thị trường được thực hiện vào năm 1991, khi Việt Nam bắt đầu tham gia vào việc quốc tế và quá trình toàn cầu hóa. Có thể chia quá trình phát triển đạo đức kinh doanh thành hai thời kỳ:

Trước đổi mới 1986

Kinh tế Việt Nam mang các đặc điểm chính: (1) Là nền kinh tế hiện vật, kinh tế kế hoạch, gần như không có tư duy thị trường, sản xuất theo kế hoạch, không phải sản xuất kinh doanh, hướng tới lợi nhuận; (2) kinh tế quốc doanh, tập thể nên dẫn tới hiện tượng “cha chung không ai khóc”, hiệu quả không cao; (3) Chủ yếu là sản xuất, đặc biệt là công nghiệp nặng, ít dịch vụ; (4) Cung không đủ cầu, hàng hóa khan hiếm Trong nền kinh tế nêu trên, khái niệm kinh doanh, hay doanh nghiệp đúng nghĩa gần như không tồn tại, do đó vấn đề đạo đức kinh doanh rất mờ nhạt và ít được quan tâm, và được lồng ghép trong khái niệm đạo đức nói chung, đạo đức kinh doanh được hiểu đồng nghĩa với tinh thần trách nhiệm của các cán bộ nhà nước trong ngành thương nghiệp, trong các nhà máy sản xuất. Trong bối cảnh tất cả các hoạt động kinh doanh được thực hiện theo kế hoạch, bám sát đặt hàng của chính phủ, hành vi đạo đức được coi là tuân thủ hướng dẫn của cơ quan cấp trên. Hầu hết tất cả các loại hàng hóa đều thiếu thốn, những ai mua được hàng hoá đã là sự may mắn, vì thế việc khiếu nại về chất lượng hàng hoá gần như không tồn tại. Do cầu vượt quá cung, chất lượng dịch vụ trong mạng lưới phân phối khá nghèo nàn; khách hàng có rất ít cơ hội để phàn nàn. Vào thời điểm đó, ngành công nghiệp ở Việt Nam kém phát triển, số lượng các nhà sản xuất hạn chế, và hơn nữa, gần như tất cả thuộc sở hữu nhà nước, do đó, các vấn đề như thương hiệu hoặc các quyền sở hữu trí tuệ không cần phải xem xét. Các nhân viên làm việc cho nhà nước, nơi mà kỷ luật và khen thưởng đối với các cá nhân gần như không có sự khác biệt. Không có bất kỳ cuộc xung đột hoặc đình cơng nào mà giới quản lý phải đối phó.

40 Sự hồi sinh của đất nước bắt đầu với tự do hóa kinh tế và chính sách "đổi mới" vào năm 1986. Chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nền kinh tế Việt có một số thay đổi mang tính cơ bản, vài trò của đạo đức kinh doanh ngày càng rõ ràng: (1) Việt Nam đã chuyển hẳn từ nền kinh tế hiện vật, kinh tế kế hoạch sang kinh tế thị trường, kinh tế hàng hóa, từ chỗ chỉ sản xuất tiêu dùng theo kế hoạch sang kinh tế thị trường, kinh doanh kiếm lời, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, thay đổi toàn bộ tập quán, tư duy sản xuất kinh doanh, hướng vào thị trường; (2) Chuyển từ nền kinh tế quốc doanh, tập thể sang nền kinh tế đa thành phần: khu vực nhà nước, khu vực ngoài nhà nước, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài; (3) Chuyển từ cung không đủ cầu sang Cân đối được cung cầu, hàng hóa rẻ, không những cạnh trong trong nước mà cả quốc tế; (4) nền kinh tế hội nhập theo các tiêu chuẩn, chuẩn mực, đạo đức kinh doanh quốc tế.

Những thay đổi trên đòi hỏi Nhà nước, người dân và doanh nghiệp ngày càng coi trong vai trò của đạo đức kinh doanh, là một phần nhưng có những đặc trưng riêng của đạo đức xã hội nói chung nhằm: (1) dung hòa, hướng tới sự phát triển bền vững, công bằng cho xã hội, cho doanh nghiệp; (2) phù hợp với các tiêu chuẩn, chuẩn mực quốc tế, tuân thủ các văn kiện quốc tế Việt Nam đã ký kết.

Trên bình diện quốc gia, trong nền kinh tế thị trường, đạo đức trong kinh doanh, hoạt động phù hợp của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường, không chỉ được người dân trong nước ghi nhận mà còn được cộng đồng quốc tế thừa nhận, đánh giá cao. Đến hết năm 2020, Việt Nam đã ký 15 Hiệp định FTA (năm 2020 Việt Nam đã phê chuẩn và triển khai có hiệu quả EVFTA; tham gia ký Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) và ký FTA Việt Nam-Anh), đang đàm phán 2 FTA; trong đó có những FTA thế hệ mới (như EVFTA, RCEP, VNUK FTA…) có những đòi hỏi, tiêu chuẩn rất cao liên quan đến đạo đức kinh doanh về môi trường, lao động….. mà không phải quốc gia nào cũng có thể được đối tác công nhận và ký kết; Việt Nam có 71 nước đã công nhận Việt Nam là một nền kinh tế thị trường...

Đặc biệt, đạo đức kinh doanh tại Việt Nam ngày càng quan trọng trong bối cảnh nền kinh tế thị trường của ta được Đảng và Nhà nước xác định theo định hướng xã hội chủ nghĩa, đây là nền kinh tế vừa vận hành đầy đủ, đồng bộ theo các quy luật của kinh tế thị trường, vừa có sự quản lý của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo; đặc biệt đảm bảo định hướng xã hội chủ nghĩa vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, cơng bằng, văn minh”. Đây là nền kinh tế hướng tới sự phát triển bền vững, công bằng khi “không chờ đến khi kinh tế đạt tới trình độ phát triển cao rồi mới thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, càng không "hy sinh" tiến bộ và công bằng xã hội để chạy theo tăng trưởng kinh tế đơn thuần”. Trong quá trình phát triển phải “gắn kinh tế với xã hội, thống nhất chính sách kinh tế với chính sách xã hội, tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước, từng chính sách và trong suốt quá trình phát triển”,

41 Ở cấp độ doanh nghiệp, nhiều doanh nghiệp đã nhanh chóng thích nghi, xây dựng chiến lược phát triển bền vững, lấy nền tảng là đạo đức kinh doanh, xây dựng thương hiệu thành công, không chỉ trong nước mà được bạn hàng quốc tế ghi nhận. Nhiều doanh nghiệp đã tích cực, chủ động trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế với Nhà nước và hàng năm được cơ quan thuế tôn vinh. Không ít doanh nghiệp lớn, có thương hiệu, có nhãn hiệu đăng ký, hoạt động trên lĩnh vực xuất khẩu đạt trình độ về trách nhiệm xã hội được các nhà nhập khẩu chấp nhận, có chiến lược dài hạn để thực hiện ngày càng đầy đủ hơn trách nhiệm xã hội cả về bảo vệ môi trường, hạn chế lượng khí thải ra môi trường... tích cực tham gia vào các hoạt động từ thiện, như giúp đỡ nạn nhân của bão lụt, thiên tai hay tai nạn, đóng góp vào Quỹ xóa đói giảm nghèo của các tổ chức. Đồng hành với sự phát triển của DN, các tổ chức xã hội-nghề nghiệp được hình thành và hoạt động, có đóng góp thiết thực, như Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, các Hiệp hội ngành nghề, như dệt may, xuất khẩu thủy sản, Hiệp hội các nhà đầu tư tài chính… Nhiều tổ chức đã tổ chức tập huấn, hướng dẫn, vận động thực hiện các tiêu chuẩn và quy định của trách nhiệm xã hội, nhất là đối với người lao động và người tiêu dùng. Nhằm đáp ứng với chủ trương hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng, bản thân các hiệp hội đó cũng nhận thức và không ngừng nâng cao tính chuyên nghiệp và hiệu quả thiết thực, đáp ứng được sự kỳ vọng của DN.

Tuy nhiên, vẫn còn hiện tượng doanh nghiệp vi phạm đạo đức kinh doanh, dẫn đến bị lên án, đào thải thậm chí bị pháp luật xử lý. Dư luận đã nhiều lần lên án những hiện tượng kinh doanh vi phạm đạo đức, chạy theo lợi nhuận, bỏ qua lợi ích cộng đồng, như: Vụ Công ty Vedan làm ô nhiễm sông Thị Vải, vụ Formusa Hà Tĩnh gây ô nhiễm biển miền Trung... và hàng loạt các vụ liên quan đến vệ sinh an toàn thực phẩm. Ngoài ra, còn một số vụ việc mà trước tiên là yếu tố có thể dẫn đến phạm luật, sau là vi phạm đạo đức kinh doanh, thiếu trách nhiệm đối với xã hội. Điển hình như, tình trạng gian lận thương mại thơng qua giả mạo xuất xứ Việt Nam, giả mạo xuất xứ với hàng nhập khẩu từ nước ngoài để trốn thuế, trốn kiểm tra chất lượng, trốn kiểm soát chuyên ngành của một số DN nội thời gian qua là một minh chứng. Hay như sai phạm xảy ra tại Công ty cổ phần Địa ốc Alibaba và các công ty có liên quan trong việc quảng cáo phân lơ, bán đất nền trên địa bàn các tỉnh, thành phố: TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Thuận đã thêm phần minh chứng về hành vi lừa đảo, chiếm đạt tài sản của khách hàng. Hiện tượng tham ô, tham nhũng, đưa- nhận hối lộ, dù vẫn còn khá phổ biến nhưng đã được kiểm soát, các cá nhân, doanh nghiệp vi phạm đều đã bị xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật như vụ Mobifone mua cổ phần AVG.

Nhìn tổng thể, đạo đức kinh doanh đã, đang và sẽ tiếp tục là xu hướng lớn, được doanh nghiệp ngày càng coi trọng, với các đặc điểm sau:

- Doanh nghiệp ngày càng coi trọng và bảo đảm chữ “tín”, bảo đảm chất lượng sản phẩm, dịch vụ, thực hiện đúng các tiêu chuẩn chất lượng của sản phẩm, dịch vụ,

42 thực hiện các cam kết dịch vụ sau khi bán như đã bảo đảm với khách hàng, không quảng cáo quá sự thật. Tự thân doanh nghiệp có ý thức bảo đảm thương hiệu của mình bằng cách duy trì chất lượng, tính ổn định của chất lượng sản phẩm, dịch vụ không vượt ra khỏi các quy định của pháp luật. Trong kinh doanh, doanh nghiệp có ý thức xây dựng quan hệ bền vững, tuân thủ luật pháp, tôn trọng đối tác, không chỉ với khách hàng, mà còn quan hệ với các nhà đầu tư ngân hàng, nhà cung ứng các sản phẩm, dịch vụ trợ giúp, các viện khoa học, trường đại học thực hiện các dịch vụ nghiên cứu, giảng dạy, thiết kế...

- Đối với người lao động, doanh nghiệp ngày càng coi người lao động là tài sản lớn nhất của mình, chăm lo cuộc sống vật chất và tinh thần cho người lao động, bảo đảm cho người lao động không chỉ tái sản xuất sức lao động, mà còn được nâng cao trình độ chun mơn, chăm lo sức khỏe. Về phía người lao động, đã ngày càng có ý thức tôn trọng cam kết trong hợp đồng lao động, làm việc tại DN phù hợp với những cam kết khi được bồi dưỡng, nâng cao trình độ.

- Thông qua các quy định ngày càng chặt chẽ của pháp luật, sự giám sát của xã hội, doanh nghiệp cũng ngày càng có ý thức tôn trọng và bảo vệ mơi trường vì để về lâu dài đảm bảo sự phát triển bền vững của doanh nghiệp và vi lợi ích của các thế hệ mai sau, trong ngắn hạn đáp ứng các tiêu chuẩn, định mức trong nước và quốc tế như: SA 8000, AA1000, ISO 14000... để có thể tiếp tục duy trì quan hệ kinh doanh.

Một phần của tài liệu Giáo trình đạo đức kinh doanh (Trang 41 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(183 trang)