Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Giáo trình đạo đức kinh doanh (Trang 47 - 52)

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ ĐẠO ĐỨC KINH DOANH

1.4. ĐẠO ĐỨC KINH DOANH VÀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI

1.4.1 Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

1.4.1.1 Khái niệm trách nhiệm xã hội

Đã có nhiều cách định nghĩa của các học giả khác nhau về Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (Corporate Social Responsibility, viết tắt là CSR). Chẳng hạn, ngay từ năm 1973, Keith Davis đã đưa ra một khái niệm khá rộng: “CSR là sự quan tâm và phản ứng của doanh nghiệp với các vấn đề vượt ra ngoài việc thoả mãn những yêu cầu pháp lý, kinh tế, công nghệ”. Trong khi đó, Archie Carroll (1991) còn cho rằng, CSR có phạm vi rộng lớn hơn: “CSR bao gồm sự mong đợi của xã hội về kinh tế, luật pháp, đạo đức và lòng từ thiện đối với các tổ chức tại một thời điểm nhất định”. Matten và Moon (2004) lại cho rằng, “CSR là một khái niệm chùm, bao gồm nhiều khái niệm khác nhau, như đạo đức kinh doanh, doanh nghiệp làm từ thiện, công dân doanh nghiệp, tính bền vững và trách nhiệm môi trường. Đó là một khái niệm động và luôn được thử thách trong từng bối cảnh kinh tế, chính trị, xã hội đặc thù”… Trong khi đó, theo Hội đồng Doanh nghiệp thế giới vì sự phát triển bền vững, "CRS là sự cam kết trong việc ứng xử hợp đạo lý và đóng góp vào sự phát triển kinh tế, đồng thời cải thiện chất lượng cuộc sống của lực lượng lao động và gia đình họ, cũng như của cộng đồng địa phương và của toàn xã hội nói chung”… Hay gần đây, theo Nhóm Phát triển kinh tế tư nhân của Ngân hàng Thế giới (WB), “CRS là sự cam kết của doanh nghiệp đóng góp cho việc phát triển kinh tế bền vững, thông qua những việc làm nâng cao chất lượng đời sống của người lao động và các thành viên trong gia đình họ; cho cộng đồng và toàn xã hội, theo cách có lợi cho cả doanh nghiệp cũng như phát triển chung của xã hội”…

Mới chỉ điểm qua một số cách định nghĩa trên đây đã cho thấy, dù cách thể hiện, hình thức diễn đạt ngơn từ có khác nhau, song nội hàm phản ánh của CSR về cơ bản đều có điểm chung là, bên cạnh những lợi ích phát triển riêng của từng doanh nghiệp phù hợp với pháp luật hiện hành thì đều phải gắn kết với lợi ích phát triển chung của cộng đồng xã hội. Chính vì thế, có lẽ định nghĩa của Nhóm phát triển kinh tế tư nhân

45 của WB về CSR là hoàn chỉnh, rõ ràng và dễ hiểu nhất, vì nó đã đề cập đến trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp phải gắn liền với vấn đề phát triển bền vững - một yêu cầu khách quan, cấp thiết, có tính toàn cầu của sự phát triển hiện nay. Khi cạnh tranh trên thương trường ngày càng khốc liệt, những yêu cầu, đòi hỏi từ khách hàng ngày càng cao, do vậy, xã hội có cái nhìn ngày càng khắt khe hơn đối với doanh nghiệp về bổn phận, trách nhiệm trước cộng đồng, xã hội thì các doanh nghiệp muốn phát triển bền vững phải luôn tuân thủ không chỉ những chuẩn mực về bảo đảm sản xuất - kinh doanh phải có lợi nhuận, thậm chí siêu lợi nhuận, mà còn cả những chuẩn mực về bảo vệ môi trường thiên nhiên, mơi trường lao động, về thực hiện bình đẳng giới, an toàn lao động, quyền lợi lao động, quyền lợi đào tạo và phát triển của nhân viên, góp phần phát triển cộng đồng, bao hàm cả các hoạt động thực hiện an sinh xã hội như nhân đạo, từ thiện,…

Diễn giải cụ thể tất cả nội dung trên về CSR trong thời bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, có thể hiểu như sau về nội hàm thiết yếu của nó:

- Trách nhiệm với thị trường và người tiêu dùng - Trách nhiệm về bảo vệ môi trường

- Trách nhiệm với người lao động - Trách nhiệm chung với cộng đồng.

Như vậy, nội hàm của CSR bao gồm nhiều khía cạnh liên quan đến ứng xử của doanh nghiệp đối với các chủ thể và đối tượng có liên quan trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp, từ người sản xuất, tiếp thị, tiêu thụ, tiêu dùng đến các nhà cung ứng nguyên liệu, vật liệu tại chỗ; từ đội ngũ cán bộ, nhân viên cho đến các cổ đông của doanh nghiệp. Trong đó, có cả trách nhiệm về bảo vệ tài nguyên, môi trường mà về thực chất, cũng là có trách nhiệm chung với lợi ích cộng đồng xã hội, bao gồm cả những hoạt động nhân đạo, từ thiện, hoạt động đóng góp cho sự phát triển chung của đất nước.

1.4.1.2 Trách nhiệm của doanh nghiệp đối với xã hội

Như đã trình bày ở trên, mặc dù đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội là hai khái niệm khác nhau, nhưng trong thực tế rất hay được sử dụng lẫn lộn với cùng một ý nghĩa. Đạo đức kinh doanh gồm những nguyên tắc, chuẩn mực hướng dẫn hành vi trong các mối quan hệ kinh doanh. Chúng là căn cứ để một người hay một tổ chức định hình các quyết định và hành động và sau đó được đánh giá từ bên trong và bên ngoài. Chúng có thể được coi là đúng đắn hoặc không đúng đắn, tuỳ thuộc cách biện giải của những người liên quan. Trách nhiệm xã hội trong kinh doanh liên quan đến nghĩa vụ của một tổ chức trong việc tìm cách đạt được nhiều nhất những tác động tích cực và hạn chế đến mức thấp nhất những tác động tiêu cực đến những người liên quan khi hành động. Nó là mong muốn, kỳ vọng xuất phát từ bên ngoài, và vì thế cũng có thể trở thành mục tiêu để ra quyết định hành động. Chúng luôn được coi là đúng đắn và cần thiết. Sự mơ hồ trong nhận thức là một trong những nguyên nhân

46 dẫn đến mâu thuẫn khi phải ra quyết định lựa chọn về mặt đạo đức. Mâu thuẫn cũng nảy sinh ngay cả khi đã thống nhất trong nhận thức, khi mỗi đối tượng chọn cách làm riêng (mâu thuẫn trong hành động). Theo Nhóm Phát triển kinh tế tư nhân của WB, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là sự cam kết đóng góp vào việc phát triển kinh tế bền vững, thông qua việc tuân thủ chuẩn mực về bảo vệ mơi trường, bình đẳng giới, an toàn lao động, quyền lợi lao động, trả lương công bằng, đào tạo và phát triển nhân viên, phát triển cộng đồng theo cách có lợi nhất cho cả doanh nghiệp lẫn xã hội.

Theo Carroll (1991), trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp bao gồm sự mong đợi của xã hội về kinh tế, pháp luật, đạo đức và từ thiện đối với các tổ chức tại một thời điểm nhất định. Tiếp tục theo đuổi nghiên cứu về trách nhiệm xã hội, năm 2016, ông đưa ra bốn loại trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp tạo thành khái niệm trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp hoàn chỉnh: đó là các khía cạnh kinh tế, luật pháp, đạo đức và từ thiện.

a. Trách nhiệm kinh tế

Khía cạnh kinh tế trong trách nhiệm xã hội của một doanh nghiệp quan tâm đến cách thức phân bổ trong hệ thống xã hội các nguồn lực được sử dụng để làm ra sản phẩm và dịch vụ. Trong các nguồn lực xã hội dùng cho hoạt động kinh doanh, tài chính là một trong những nguồn lực quan trọng nhất, các nhà đầu tư thường là những người có ảnh hưởng quyết định đối với những người quản lý. Sản xuất hàng hoá và dịch vụ cũng là nhằm thoả mãn người tiêu dùng và phúc lợi của nó cũng được sử dụng để trả thù lao cho người lao động.

Đối với người tiêu dùng và người lao động, nghĩa vụ kinh tế của một doanh

nghiệp là cung cấp hàng hoá và dịch vụ, tạo công ăn việc làm với mức thù lao tương xứng. Nghĩa vụ kinh tế của doanh nghiệp bao gồm cả việc tìm kiếm nguồn lực mới, thúc đẩy tiến bộ công nghệ, phát triển sản phẩm. Trong khi thực hiện nghĩa vụ này, các doanh nghiệp thực sự góp phần tăng thêm phúc lợi cho xã hội, đồng thời đảm bảo sự tồn tại và phát triển của bản thân doanh nghiệp. Đối với người tiêu dùng, nghĩa vụ kinh tế còn liên quan đến những vấn đề về chất lượng, an toàn sản phẩm, định giá, thông tin về sản phẩm (quảng cáo), phân phối và bán hàng, cạnh tranh. Lợi ích của người tiêu dùng khi đó là quyền chính đáng và khả năng hợp lý khi lựa chọn và sử dụng hàng hoá và dịch vụ để thỏa mãn nhu cầu bản thân với mức giá hợp lý. Đối với người lao động, đó là cơ hội việc làm ngang nhau, cơ hội phát triển nghề và chuyên môn, được hưởng mức thù lao tương xứng, được hưởng môi trường lao động an toàn và vệ sinh, và được đảm bảo quyền riêng tư, cá nhân ở nơi làm việc.

Đối với các chủ sở hữu tài sản, nghĩa vụ kinh tế của một doanh nghiệp là bảo

tồn và phát triển những các giá trị và tài sản được uỷ thác. Những giá trị và tài sản này có thể là của xã hội hoặc cá nhân được họ tự nguyện giao phó cho tổ chức, doanh nghiệp - mà đại diện là những người quản lý, lãnh đạo - với những điều kiện ràng

47 buộc chính thức, nhất định. Đối với các chủ sở hữu tài sản, những cam kết, ràng buộc này là khác nhau đối với từng đối tượng, nhưng về cơ bản đều liên quan đến những vấn đề về quyền và phạm vi sử dụng những tài sản giá trị được ủy thác, phân phối và sử dụng phúc lợi thu được từ tài sản và việc sử dụng tài sản, báo cáo/thông tin về hoạt động và giám sát.

Với mọi đối tượng liên quan, nghĩa vụ kinh tế của doanh nghiệp là mang lại lợi ích tối đa và công bằng cho họ. Chúng có thể được thực hiện bằng cách cung cấp trực tiếp những lợi ích này, như hàng hoá, việc làm, giá cả, chất lượng, lợi tức đầu tư... cho các đối tượng hữu quan tương ứng. Nghĩa vụ kinh tế còn có thể được thực hiện một cách gián tiếp thông qua cạnh tranh. Cạnh tranh trong kinh doanh phản ánh những khía cạnh liên quan đến lợi ích của người tiêu dùng và lợi nhuận của công ty, doanh nghiệp có thể sử dụng để phân phối cho người lao động và chủ sở hữu. Các biện pháp cạnh tranh giữa các doanh nghiệp có thể làm thay đổi khả năng tiếp cận và lựa chọn hàng hóa của người tiêu dùng; lợi nhuận và tăng trưởng trong kinh doanh so với các hãng khác có thể tác động đến quyết định lựa chọn đầu tư của các chủ đầu tư. Chính vì vậy, nhiều doanh nghiệp đã rất ý thức trong việc lựa chọn biện pháp cạnh tranh; và triết lý đạo đức của doanh nghiệp có thể có ý nghĩa quyết định đối với việc nhận thức và lựa chọn những biện pháp có thể chấp nhận được về mặt xã hội. Những biện pháp cạnh tranh như chiến tranh giá cả, phá giá, phân biệt giá, cố định giá, cấu kết có thể làm giảm tính cạnh tranh, tăng quyền lực độc quyền và gây thiệt hại cho người tiêu dùng. Lạm dụng các tài sản trí tuệ hoặc bí mật thương mại một cách bất hợp pháp cũng là biện pháp thường thấy trong cạnh tranh. Điều này không chỉ liên quan đến vấn để sở hữu và lợi ích mà còn liên quan đến quyền của con người. Phần lớn các nghĩa vụ kinh tế của các tổ chức, công ty thường được thể chế hoá thành các nghĩa vụ pháp lý.

b. Trách nhiệm pháp lý

Khía cạnh pháp lý trong trách nhiệm xã hội của một doanh nghiệp là doanh nghiệp phải thực hiện đầy đủ những quy định về pháp lý chính thức đối với các bên hữu quan. Những điều luật đó sẽ điều tiết cạnh tranh, bảo vệ khách hàng, bảo vệ môi trường, thúc đẩy sự công bằng và an toàn, cung cấp những sáng kiến chống lại những hành vi sai trái. Các nghĩa vụ pháp lý được thể hiện trong luật dân sự và hình sự. Về cơ bản, nghĩa vụ pháp lý bao gồm năm khía cạnh: (1) điều tiết cạnh tranh; (2) bảo vệ người tiêu dùng; (3) bảo vệ mơi trường; (4) an toàn và bình đẳng và (5) khuyến khích phát hiện và ngăn chặn hành vi sai trái. Thông qua trách nhiệm pháp lý, xã hội buộc các thành viên phải thực thi các hành vi được chấp nhận. Các doanh nghiệp không thể tồn tại lâu dài nếu họ không thực hiện trách nhiệm pháp lý của mình.

c. Trách nhiệm đạo đức

Khía cạnh đạo đức trong trách nhiệm xã hội của một doanh nghiệp là những hành vi và hoạt động mà xã hội mong đợi ở doanh nghiệp nhưng không được quy

48 định trong hệ thống luật pháp, không được thể chế hóa thành luật. Khía cạnh này liên quan tới những gì các cơng ty quyết định là đúng, cơng bằng, vượt qua cả những yêu cầu pháp lý khắc nghiệt, nó chỉ những hành vi và hoạt động mà các thành viên của tổ chức, cộng đồng và xã hội mong đợi từ phía các doanh nghiệp dù cho chúng không được viết thành luật. Các công ty phải đối xử với các cổ đông và những người có quan tâm trong xã hội bằng một cách thức có đạo đức vì làm ăn theo một cách thức phù hợp với các tiêu chuẩn của xã hội và những chuẩn tắc đạo đức là vơ cùng quan trọng. Vì đạo đức là một phần của trách nhiệm xã hội nên chiến lược kinh doanh cần phải phản ánh một tầm hiểu biết, tầm nhìn về các giá trị của các thành viên trong tổ chức và các cổ đông và hiểu biết về bản chất đạo đức của những sự lựa chọn mang tính chiến lược. Khía cạnh đạo đức của một doanh nghiệp thường được thể hiện thông qua những nguyên tắc, giá trị đạo đức được tơn trọng, trình bày trong bản sứ mệnh và chiến lược của công ty. Thông qua các công bố này, nguyên tắc và giá trị đạo đức trở thành kim chỉ nam cho sự phối hợp hành động của mỗi thành viên trong công ty và với các bên hữu quan.

d. Trách nhiệm nhân văn

Khía cạnh nhân văn trong trách nhiệm xã hội của một doanh nghiệp là những hành vi và hoạt động thể hiện những mong muốn đóng góp và hiến dâng cho cộng đồng và xã hội. Ví dụ như thành lập các tổ chức từ thiện và ủng hộ các dự án cộng đồng là các hình thức của lòng bác ái và tinh thần tự nguyện của công ty đó. Những đóng góp có thể trên bốn phương diện: Nâng cao chất lượng cuộc sống, san sẻ bớt gánh nặng cho chính phủ, nâng cao năng lực lãnh đạo cho nhân viên và phát triển nhân cách đạo đức của người lao động. Khía cạnh này liên quan tới những đóng góp về tài chính và nguồn nhân lực cho cộng đồng và xã hội lớn hơn để nâng cao chất lượng cuộc sống. Khía cạnh nhân ái của trách nhiệm pháp lý liên quan tới cơ cấu và động lực của xã hội và các vấn đề về chất lượng cuộc sống mà xã hội quan tâm. Người ta mong đợi các doanh nghiệp đóng góp cho cộng đồng và phúc lợi xã hội. Các công ty đã đóng góp những khoản tiền đáng kể cho giáo dục, nghệ thuật, môi trường và cho những người khuyết tật. Các công ty không chỉ trợ giúp các tổ chức từ thiện địa phương và trên cả nước mà họ còn tham gia gánh vác trách nhiệm giúp đào tạo những người thất nghiệp. Lòng nhân ái mang tính chiến lược kết nối khả năng của doanh nghiệp với nhu cầu của cộng đồng và của xã hội. Đây là thứ trách nhiệm được điều chỉnh bởi lương tâm. Chẳng ai có thể bắt buộc các doanh nghiệp phải bỏ tiền ra để xây nhà tình nghĩa hoặc lớp học tình thương, ngoài những thơi thúc của lương tâm. Tuy nhiên, “thương người như thể thương thân" là đạo lý sống ở đời. Nếu đạo lý đó ràng buộc mọi thành viên trong xã hội thì nó khơng thể khơng ràng buộc các doanh nhân. Ngoài ra, một xã hội nhân bản và bác ái là rất quan trọng cho hoạt động kinh doanh, bởi vì trong một xã hội như vậy, sự giàu có sẽ được chấp nhận. Thiếu điều này, động lực của hoạt động kinh doanh sẽ bị tước bỏ. Do đó, doanh nghiệp phải có

49 trách nhiệm với cộng đồng, góp phần nâng cao, cải thiện và phát triển cuộc sống cộng đồng, mà gần nhất là địa phương nơi doanh nghiệp hoạt động, đóng góp cho sự phát

Một phần của tài liệu Giáo trình đạo đức kinh doanh (Trang 47 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(183 trang)