Giao dịch nội gián

Một phần của tài liệu Giáo trình đạo đức kinh doanh (Trang 87 - 95)

CHƯƠNG 2 VI PHẠM ĐẠO ĐỨC TRONG KINH DOANH

2.2 CÁC HÀNH VI VI PHẠM ĐẠO ĐỨC KINH DOANH

2.2.10 Giao dịch nội gián

Giao dịch nội gián là việc mua hoặc bán chứng khoán bởi một người có khả năng tiếp cận các thông tin bí mật, chưa được công bố về loại chứng khoán đó. Hay có thể nói giao dịch nội gián là hành vi của nhà đầu tư cá nhân hoặc nhà đầu tư tổ chức có được thông tin nội bộ có giá trị và sử dụng thông tin đó trước khi thông tin được công bố công khai nhằm mua – bán cho chính mình hoặc cung cấp cho bên thứ ba để hưởng lợi.

Việc mua bán nội bộ có thể bị coi là phạm pháp hay không phụ thuộc vào thời gian mà hành động này được thực hiện. Nó là phạm pháp nếu các thông tin, tài liệu vẫn chưa được cơng bố ra ngoài vì như vậy sẽ khơng cơng bằng đối với các nhà đầu tư khác không nắm được các thông tin này. Những người thực hiện mua bán nội bộ thường sẽ phải trả tiền để mua lại bất kì thơng tin nào còn chưa được công bố. Giám đốc doanh nghiệp không phải là người duy nhất có khả năng thực hiện hành vi này; những người như là người môi giới chứng khoán, thậm chí là các thành viên trong gia đình của giám đốc hay mơi giới cũng có thể thực hiện được hoạt động giao dịch nội gián.

Mua bán nội bộ sẽ là hợp pháp nếu như các thông tin nội bộ đã được công bố ra ngoài. Vào thời điểm đó thì những người mua bán nội bộ sẽ không có lợi thế trực tiếp so với các nhà đầu tư khác. Uỷ ban chứng khoán vẫn thường yêu cầu tất cả các nhân viên trong một công ty báo cáo về các giao dịch của họ. Vì các nhân viên làm việc trong công ty có thể có những hiểu biết, thơng tin về tình hình hoạt động cơng ty của họ nên sẽ là khôn ngoan nếu các nhà đầu tư xem xét các bản báo cáo trên để xem xét liệu rằng các nhân viên nội bộ trong công ty có mua bán chứng khoán một cách hợp pháp hay không.

Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam hiện nay về cơ bản đã đưa ra được một số nguyên tắc chung về các hành vi giao dịch nội bộ. Luật Chứng khoán

85 năm 2019 quy định các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động về chứng khoán và thị trường chứng khoán tại điều 12. Khoản 2 điều này quy định cụ thể hành vi giao dịch nội bộ như sau: “sử dụng thông tin nội bộ để mua, bán chứng khoán cho chính mình hoặc cho người khác; tiết lộ, cung cấp thông tin nội bộ hoặc tư vấn cho người khác mua, bán chứng khoán trên cơ sở thông tin nội bộ”.

Cũng trong Luật này, điều 132 quy định, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan đến hoạt động chứng khoán và thị trường chứng khoán thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật. Mức phạt tiền tối đa là 10 lần khoản thu trái pháp luật có được từ hành vi vi phạm đối với hành vi:

- Sử dụng thông tin nội bộ để mua, bán chứng khoán cho chính mình hoặc cho người khác; tiết lộ, cung cấp thông tin nội bộ hoặc tư vấn cho người khác mua, bán chứng khoán trên cơ sở thông tin nội bộ.

- Sử dụng một hoặc nhiều tài khoản giao dịch của mình hoặc của người khác hoặc thông đồng để thực hiện việc mua, bán chứng khoán nhằm tạo ra cung, cầu giả tạo; giao dịch chứng khoán bằng hình thức cấu kết, lơi kéo người khác mua, bán để thao túng giá chứng khoán; kết hợp hoặc sử dụng các phương pháp giao dịch khác hoặc kết hợp tung tin đồn sai sự thật, cung cấp thông tin sai lệch ra công chúng để thao túng giá chứng khốn.

Trường hợp khơng có khoản thu trái pháp luật hoặc mức phạt tính theo khoản thu trái pháp luật thấp hơn mức phạt tiền tối đa quy định tại khoản 4 Điều 132 thì áp dụng mức phạt tiền tối đa quy định tại này, tức là 3 tỷ đồng. Đây là mức phạt tiền tối đa trong xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm khác trong lĩnh vực chứng khoán.

Điều 210 trong Luật hình sự sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định mức phạt tiền về tội sử dụng thông tin nội bộ để mua bán chứng khoán từ 500 triệu đồng đến 2 tỷ đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm”. Với các hành vi tăng nặng có thể bị phạt tiền từ 2 tỷ đồng đến 5 tỷ đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.

2.2.11 Vi phạm quyền sở hữu trí tuệ

Trí tuệ là tài sản vơ hình nhưng lại vơ giá của nhân loại. Khi cuộc cách mạng công nghệ thông tin ngày càng bùng nổ mạnh mẽ, nền kinh tế dịch vụ ngày càng phát triển thì sự sáng tạo của con người là không có giới hạn và không ai có thể phủ định được những giá trị mà loại tài sản này mang lại cho chúng ta. Để giá trị của tài sản này trường tồn thì việc bảo vệ “trí tuệ” là rất quan trọng, đặc biệt trong xu thế phát triển kinh tế, hội nhập toàn cầu thì vấn đề này trở thành mối quan tâm hàng đầu.

Quyền sở hữu trí tuệ là quyền tài sản được Hiến pháp và pháp luật Việt Nam bảo vệ. Quyền sở hữu trí tuệ không phải là một quyền mà là một tập hợp gồm nhiều loại quyền khác nhau được xác lập theo các quy tắc khác nhau do pháp luật quy định

86 cho phép chủ thể quyền độc quyền sử dụng và khai thác đối với các đối tượng bảo hộ khác nhau của quyền sở hữu trí tuệ. Tương tự như các tài sản khác như hiện vật, tiền và giấy tờ có giá trị, quyền sở hữu trí tuệ - có ý nghĩa là một loại quyền tài sản - cũng là một loại tài sản được bảo hộ bởi pháp luật, cụ thể là luật pháp trao cho chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ cả 3 quyền năng là quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt. Do đó, thực thi quyền sở hữu trí tuệ chính là việc bảo vệ quyền này bằng cách sử dụng các công cụ hoặc biện pháp khác nhau được Nhà nước công nhận để ngăn chặn hành vi xâm phạm quyền độc quyền khai thác, sử dụng các quyền sở hữu trí tuệ đó. Theo Luật sở hữu trí tuệ ban hành ngày 25/6/2019, đối tượng của sở hữu trí tuệ gồm 3 nhóm chính (i) Quyền tác giả và quyền liên quan, (ii) Quyền sở hữu công nghiệp, (iii) Quyền đối với giống cây trồng. Do đó, bất kỳ hành vi xâm phạm nào đối với 03 đối tượng nêu trên đều được coi là hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đã được pháp luật bảo vệ. Cụ thể, hành vi vi phạm quyền sở hữu trí tuệ bao gồm: hành vi xâm phạm quyền tác giả; hành vi xâm phạm quyền liên quan; hành vi xâm phạm quyền sở hữu đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí; hành vi xâm phạm đối với bí mật kinh doanh; hành vi xâm phạm đối với nhãn hiệu, tên thương mại và chỉ dẫn địa lý.

Xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam hiện nay đang ở mức đáng báo động. Ngày 29/10/2019, Tổ chức hoạt động nhằm ngăn chặn hàng giả và vi phạm bản quyền của Phòng thương mại quốc tế (gọi tắt là ICC BASCAP) phối hợp với Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam (VIAC) đã công bố báo cáo đầu tiên về Thúc đẩy và bảo vệ sở hữu trí tuệ tại Việt Nam. Bản báo cáo cho thấy 3 khía cạnh đáng lưu ý: (a) tình trạng hàng giả, hàng lậu ở mức báo động góp phần tích cực cho nền kinh tế ngầm (nền kinh tế chưa quan sát) có giá trị hàng chục tỷ đô la, làm cho nhà nước thất thu thuế còn người tiêu dùng thì gánh chịu rủi ro sức khỏe trong đó các mặt hàng giả xuất hiện ở mọi lĩnh vực từ dệt may, mỹ phẩm, dược phẩm, rượu mạnh, thực phẩm và phần mềm; (b) đối tượng xâm phạm ngày càng tinh vi vì chúng sử dụng công nghệ làm giả tinh vi làm vô hiệu hóa khả năng phát hiện, trong đó chú yếu tập trung vào giả các thương hiệu lớn; (c) xâm phạm quyền SHTT đang gia tăng nhanh và phổ biến trên môi trường internet tập trung vào web lậu, phát tán, phân phối sản phẩm có quyền tác giả hoặc quyền liên quan không phép, bẻ khóa, phát lậu, livestream… Liên quan đến lĩnh vực quyền tác giả, Ông Gary Gan - Giám đốc Chương trình Tuân thủ Khu vực châu Á – Thái Bình Dương thuộc Liên minh phần mềm cho biết “Tỷ lệ cài đặt phần mềm không bản quyền của Việt Nam thuộc hàng cao nhất khu vực APAC đạt 78%, tức là 4/5 trường hợp. Để so sánh, nước đạt kết quả tốt nhất ở khu vực APAC là New Zealand với tỷ lệ 18% và nước đứng đầu thế giới là Mỹ với 17%”.

Việt Nam đã và đang cho thấy sự nỗ lực nhất định trong việc phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả bằng việc Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết

87 định 389 từ năm 2014 mà hay được gọi tắt là Ban chỉ đạo 389 do một Phó Thủ tướng làm trưởng ban. Tuy nhiên, thực trạng thực thi quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam nhìn chung còn nhiều hạn chế. Hầu hết các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ hiện nay ở Việt Nam đều được xử lý bằng biện pháp hành chính. Theo Tổng Cục Quản lý thị trường – Bộ Công thương pháp luật Việt Nam quy định thực thi quyền sở hữu trí tuệ bằng biện pháp dân sự, hình sự và hành chính nhưng trên thực tế việc thực thi quyền SHTT chưa thực sự hiệu quả vì hầu như chỉ có biện pháp hành chính là được áp dụng chủ yếu. Tuy nhiên, ngay cả biện pháp hành chính được áp dụng cũng tương đối hạn chế do có nhiều lực lượng tham gia như Hải quan, Thanh tra chuyên ngành, Quản lý thị trường và Công an kinh tế nhưng không xác định rõ ràng cơ quan nào là đầu mối.

Bất luận những hạn chế nêu trên thì việc giải quyết vụ án về sở hữu trí tuệ tại tòa dân sự hoặc tòa kinh tế cũng đem lại một số lợi ích vật chất đáng kể cho chủ thể quyền, đặc biệt là khoản tiền bồi thường thiệt hại có khuynh hướng ngày càng tăng mà bị đơn buộc phải thanh toán cho nguyên đơn. Gần đây có điểm sáng về lập pháp là lần đầu tiên trong lịch sử khoa học pháp lý về hình sự, Việt Nam đã chấp nhận cho vận hành một chế định pháp lý hoàn toàn mới mẻ là chế định trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại. Điều này đã được Quốc Hội biểu quyết thông qua bằng Bộ luật hình sự số 100/2015/QH13 được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 12/2017/QH14. Việc mở rộng khả năng truy cứu trách nhiệm hình với pháp nhân thương mại có thể được xem là một nỗ lực đáng kể của Việt Nam nhằm trừng trị thích đáng tội phạm xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Về thực tiễn, lần đầu tiên pháp nhân thương mại bị khởi tố và điều tra về tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp theo điều 226 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi có liên quan tới vụ bắt giữ 42.405 thanh nhơm định hình (khoảng 170 tấn) ở Khu cơng nghiệp Trung Hà, Tam Nông, tỉnh Phú Thọ mang nhãn hiệu giả mạo “Nhôm Việt Pháp Shal”, và sau đó vụ án này đã được xét xử sơ thẩm bởi Tòa án nhân dân tỉnh Phú Thọ hồi tháng 01/2020.

Để có thể ngăn chặn hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, chủ sở hữu cần tiến hành đăng ký bảo hộ độc quyền các đối tượng sở hữu trí tuệ, việc đăng ký ngoài việc giúp chủ sở hữu được độc quyền sử dụng đối tượng sở hữu trí tuệ còn giúp chủ sở hữu có thể tiến hành biện pháp hành chính và hình sự để xử lý hành vi xâm phạm quyền đối với đối tượng đã đăng ký bảo hộ. Ngoài ra, chủ sở hữu cần có biện pháp cần thiết để khách hàng, người tiêu dùng tự ý thức được việc nên sử dụng sản phẩm chính hãng và có nguồn gốc rõ ràng để tránh việc sử dụng hàng nhái, hàng giả dẫn đến hậu quả không mong muốn từ việc sử dụng hàng kém chất lượng này.

2.2.12 Vi phạm quyền riêng tư

Quyền riêng tư (Right to privacy) có nguồn gốc rất xa xưa trong lịch sử, và sớm hơn rất nhiều so với khái niệm nhân quyền phổ quát hay quyền được sống (Right to life). Quan niệm chung của thế giới văn minh cho rằng tính cá nhân hay tính người

88 đồng nghĩa với một không gian thuộc sở hữu riêng, bao gồm thân thể, nơi ở, tài sản, tư tưởng, tình cảm, bí mật và bản sắc. Theo đó, quyền riêng tư cho mỗi người là khả năng lựa chọn những gì được tiết lộ hay tiếp cận bởi người khác và quyền kiểm soát phạm vi, cách thức và thời điểm mà các thông tin liên quan được tiếp cận hay sử dụng bởi người khác. Nói chung, quyền riêng tư của con người được thừa nhận ở hầu hết các quốc gia nhưng người ta cũng đồng thời nhận ra rằng trong thời đại công nghệ thông tin thay đổi đến chóng mặt như hiện nay thì quyền riêng tư của con người khó mà được bảo vệ tuyệt đối. Một số vấn đề về quyền riêng tư mà các doanh nghiệp phải giải quyết bao gồm giám sát nhân viên tại nơi làm việc và quyền riêng tư của người tiêu dùng.

Bằng các phần mềm quản lý được cài đặt trong máy tính hoặc truy cập hệ thống máy chủ, các ông chủ có thể biết được thời gian nhân viên làm việc thực sự trên máy tính trong ngày và cụ thể đã làm cơng việc gì mà khơng cần trực tiếp thao tác trên máy tính của người đó. Mặc dù việc “lập hàng rào” bảo vệ tài sản và áp dụng công nghệ thông tin để giám sát nhân viên là điều các doanh nghiệp có thể thực hiện dễ dàng, nhưng thực tế nhiều công ty vẫn giao tài sản máy tính cho nhân viên sử dụng mà không có sự giới hạn về phạm vi sử dụng. Trong trường hợp này, ngoài việc tin vào tính tự giác, ý thức của nhân viên, công ty còn muốn tạo một môi trường làm việc thoải mái, thân thiện, không quản lý bằng cách theo dõi, giám sát hà khắc. Các doanh nghiệp vẫn thường cho một “khoảng thời gian mềm” để nhân viên kiểm tra, trả lời e- mail cá nhân hay giải quyết việc riêng có sử dụng thiết bị công nghệ thông tin của doanh nghiệp. Trong mối quan hệ với người sử dụng lao động, quyền riêng tư của người lao động nên giới hạn ở một chừng mực nhất định. Nhưng giới hạn đó ở đâu? Thật sự là không có văn bản pháp luật nào chỉ ra được giới hạn của sự riêng tư dành cho người lao động mà người lao động không thể chạm tới. Giới hạn đó chỉ có thể được dựng lên bằng ý thức, sự tự giác của mỗi cá nhân để ngăn cản bản thân có những hành vi gây ảnh hưởng đến hiệu quả công việc.

Trong môi trường pháp lý chưa rõ ràng về vấn đề quyền riêng tư, doanh nghiệp nên có một số hành động trong chừng mực pháp luật cho phép với mục tiêu phòng ngừa là chính để tự bảo vệ lợi ích chính đáng của mình. Doanh nghiệp có thể lắp đặt các thiết bị theo dõi trong phòng làm việc và cho nhân viên biết họ đang được giám sát, điều này có thể khiến nhân viên thận trọng và hạn chế làm việc riêng. Doanh nghiệp có thể thông báo cho nhân viên biết hệ thống máy chủ đã lưu trữ thông tin từ máy tính cá nhân, thông qua đó người quản lý có thể kiểm tra để xác định năng suất làm việc, thời gian, năng lực và thái độ làm việc thực tế của mỗi người. Đồng thời,

Một phần của tài liệu Giáo trình đạo đức kinh doanh (Trang 87 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(183 trang)