Yếu tố tổ chức

Một phần của tài liệu Giáo trình đạo đức kinh doanh (Trang 106 - 108)

CHƯƠNG 3 RA QUYẾT ĐỊNH ĐẠO ĐỨC TRONG KINH DOANH

3.1.3 Yếu tố tổ chức

Nhân viên tiếp cận các vấn đề đạo đức không chỉ trên cơ sở kiến thức nền của họ mà còn từ sự quan sát và học tập những người khác trong tổ chức. Mặc dù người bên ngoài tổ chức, chẳng hạn như các thành viên gia đình và bạn bè, cũng ảnh hưởng đến các quá trình ra quyết định, văn hóa và cấu trúc của một tổ chức hoạt động thông qua các mối quan hệ của các thành viên của nó có ảnh hưởng lớn hơn đến các quyết định đạo đức của một cá nhân.

Trong môi trường kinh doanh, các giá trị của doanh nghiệp thường có ảnh hưởng lớn hơn các giá trị riêng của một cá nhân khi phải ra quyết định. Các lựa chọn đạo đức trong kinh doanh thường được đưa ra trong các nhóm làm việc, hoặc trong các cuộc trò chuyện và thảo luận với đồng nghiệp. Nhân viên tiếp cận các vấn đề đạo đức trên cơ sở những gì họ đã học được khơng chỉ từ nền tảng của chính họ mà còn từ những người khác trong tổ chức. Kết quả của quá trình học tập này phụ thuộc vào sức mạnh giá trị của mỗi cá nhân, cơ hội mà họ có thể vi phạm đạo đức và sự tiếp xúc của họ với những hành vi cư xử có đạo đức hoặc trái đạo đức của những cá nhân khác trong doanh nghiệp. Sự phù hợp giữa giá trị của một cá nhân và giá trị của tổ chức giúp tạo ra thái độ làm việc tích cực và hiệu quả của doanh nghiệp. Mặc dù những người bên ngoài tổ chức, chẳng hạn như các thành viên trong gia đình và bạn bè, cũng ảnh hưởng đến quá trình ra quyết định, nhưng văn hóa doanh nghiệp hoạt động thông qua các mối quan hệ của các thành viên trong tổ chức có ảnh hưởng lớn nhất đến quá trình này.

Văn hoá tổ chức hay văn hoá doanh nghiệp, là một hệ thống các ý nghĩa, giá trị được chấp thuận chung trong một tổ chức có ảnh hưởng quan trọng ở phạm vi rộng đến cách thức hành động của nhân viên. Văn hoá công ty được thể hiện qua tập hợp các giá trị niềm tin, chuẩn mực và cách thức giải quyết vấn đề mà các thành viên trong một tổ chức, công ty cùng thống nhất và thực hiện. Văn hoá công ty là cách

104 thức phản ánh quan điểm, triết lý đạo đức kinh doanh của tổ chức. Biểu thị sự đồng thuận trong nhận thức, hệ thống những giá trị giữa mọi thành viên của tổ chức và có tác dụng giúp phân biệt giữa tổ chức này với các tổ chức khác. Văn hoá công ty tạo nên phong cách, sắc thái hay bản sắc riêng cho tổ chức. Những khía cạnh của văn hoá công ty bao gồm những yếu tố: văn hóa đạo đức, nhân cách chi phối và áp lực cơng việc.

Văn hóa đạo đức là một bộ phận cấu thành của văn hoá doanh nghiệp. Trong

khi văn hoá doanh nghiệp quan tâm đến các chuẩn mực hành vi trong một phạm vi rộng các hoạt động của các thành viên trong tổ chức và được sử dụng làm cơ sở cho việc ra quyết định hành động văn hóa đạo đức cho biết quan điểm và triết lý đạo đức của tổ chức trong các quyết định liên quan đến đạo đức. Nhân tố này bao gồm các chuẩn mực đạo đức, quan điểm và hành vi của những người lãnh đạo trong các vấn đề đạo đức, các chính sách liên quan đến đạo đức, ảnh hưởng của tập thể lao động và cơ hội cho những hành vi phi đạo đức nảy sinh.

Một nhân tố quan trọng khác của văn hoá doanh nghiệp ảnh hưởng đến hành vi đạo đức của một cá nhân và đến việc hình thành bầu khơng khí đạo đức trong tổ chức là nhân cách chi phối. Đó là những đồng nghiệp, cấp trên hoặc cấp dưới có tính cách có thể gây ảnh hưởng đến các thành viên khác của một nhóm hay tập thể lao động về mặt đạo đức. Trong công việc và hoạt động hàng ngày, con người thường phải tiếp xúc, trao đổi với những người khác, nhất là trong những hoàn cảnh khó khăn, khi phải đương đầu với những vấn đề mới chưa có kinh nghiệm. Những nhân cách chi phối thường trợ giúp những người khác làm quen với việc ra quyết định trong những hoàn cảnh như vậy, cung cấp cho họ thông tin và lời khuyên, theo các “kênh” chính thống và không chính thống. Quan điểm và ý thức đạo đức của những người này sẽ được truyền sang những người tiếp nhận và giúp họ hình thành quan điểm và triết lý đạo đức riêng. Trong nhiều trường hợp, nhân cách chi phối có ảnh hưởng quan trọng hơn nhiều so với những nhân tố chính thức khác đến từ văn hóa đạo đức của tổ chức. Những yếu tố quyết định năng lực gây ảnh hưởng của nhân cách chi phối là tuổi tác, thâm niên trong tổ chức, kinh nghiệm cơng tác, trình độ và năng lực chun mơn, vị trí chính thức và không chính thức (uy tín) trong tổ chức, tính cách và tư cách đạo đức cá nhân. Trong đó hai yếu tố sau cùng có ý nghĩa rất quan trọng. Ảnh hưởng của nhân cách chi phối được củng cố và nhân lên nếu được hậu thuẫn bởi vị trí quyền lực chính thức trong tổ chức. Trong mỗi tổ chức, cấu trúc chính thức quy định cách thức các thành viên được đặt vào các vị trí, công việc, bộ phận khác nhau với những quyền hạn và trách nhiệm nhất định. Thành viên tổ chức luôn cố gắng nhận biết quyền lực của các cá nhân thông qua vị trí và chức danh trên sơ đồ tổ chức. Những quy định chính thức và chặt chẽ về công việc, trách nhiệm và quyền hạn cho mỗi vị trí trong cấu trúc tổ chức, tính phức tạp của toàn bộ công việc trong một tổ chức và mối liên hệ giữa chúng đã dẫn đến những đòi hỏi và tâm lý hành động theo sự chỉ dẫn của cấp

105 trên. Yêu cầu phải tôn trọng những quy định này đã góp phần tạo nên tâm lý “làm theo mệnh lệnh”. Tâm lý này giúp giải thích tại sao nhiều nhân viên giải quyết các vấn đề đạo đức kinh doanh bằng cách đơn giản thực hiện các chỉ thị của cấp trên, ngay cả khi điều đó có thể trái ngược với quan điểm và triết lý đạo đức của họ. Chính vì vậy, người lãnh đạo có thể tạo nên một nhân cách chi phối quan trọng.

Áp lực cơng việc hình thành từ những bức xúc, mâu thuẫn, kết quả không như ý

do sự không nhất quán trong những quyết định liên quan đến công việc. Người lao động không bị và không thể bị khống chế bởi công ty và đồng sự, họ ln tìm cách tự chủ trong các quyết định của mình. Một số người ln tìm cách làm chủ bản thân, làm chủ số phận của mình. Họ thường chủ động trong hành động thay vì phản ứng thụ động trước những sự kiện xảy ra. Tính tự trọng và tự tin là đặc trưng quan trọng trong tính cách của những người này. Hành vi của họ có xu hướng tuân theo những phán xét riêng của mình về một vấn đề. Họ có thể hành động ngược lại với mệnh lệnh, ngay cả khi được yêu cầu phải tuân thủ mệnh lệnh. Nguyên nhân của những hành động “vô nguyên tắc” này có thể là do áp lực công việc. Những người này cũng có thể trở thành một nhân tố chi phối quan trọng, nhất là trong những trường hợp quyết định của tổ chức có xu thế sai lầm hay phi đạo đức. Tuy nhiên, những hoàn cảnh như vậy thường dẫn đến “khủng hoảng về vị trí quyền lực” và phá vỡ sự thống nhất của môi trường tổ chức.

Một phần của tài liệu Giáo trình đạo đức kinh doanh (Trang 106 - 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(183 trang)