Các dạng văn hoá tổ chức của Sethia và Klinow

Một phần của tài liệu Giáo trình đạo đức kinh doanh (Trang 143)

CHƯƠNG 3 RA QUYẾT ĐỊNH ĐẠO ĐỨC TRONG KINH DOANH

4.3 CÁC DẠNG VĂN HÓA DOANH NGHIỆP

4.3.6 Các dạng văn hoá tổ chức của Sethia và Klinow

Cách tiếp cận theo quan điểm này do N.K. Sethia và M.A. von Klinow đưa ra, xét văn hoá tổ chức theo hai phương diện: mối quan tâm đến con người và mối quan tâm đến kết quả lao động (kết quả thực hiện công việc). Trong đó, sự quan tâm đến con người được thể hiện thông qua những hoạt động chăm lo cho phúc lợi của người lao động trong tổ chức, còn sự quan tâm đến kết quả lao động được thể hiện qua những nỗ lực của tổ chức trong việc nâng cao sản lượng “đầu ra” và năng suất lao động. Với hai tiêu chí này, có thể phân loại văn hoá tổ chức thành bốn nhóm: thờ ơ (apathetic), chu đáo (caring), thử thách (exacting) và hiệp lực (integrative)

Văn hoá thờ ơ được đặc trưng bởi mức độ quan tâm chỉ ở mức tối thiểu của các

thành viên trong tổ chức đến những người khác, đến kết quả thực hiện công việc và đến việc hoàn thành mục tiêu của tổ chức. Trong những đơn vị có văn hoá công ty kiểu này, mỗi người đều chỉ quan tâm đến lợi ích bản thân. Xu thế này có thể xuất hiện ở mọi tổ chức, do những chính sách và biện pháp quản lý thiếu thận trọng dẫn đến mâu thuẫn lợi ích giữa người lao động, trong khi các quyết định và giải pháp được lựa chọn lại tỏ ra thiếu hiệu lực trong việc giải quyết mâu thuẫn.

Văn hố chu đáo được phản ánh thơng qua sự quan tâm, săn sóc đối với mọi

thành viên trong tổ chức về mặt con người, như đời sống vật chất, tinh thần điều kiện lao động... là rất đáng kể trong khi đó lại tỏ ra ít quan tâm đến kết quả thực hiện nghĩa vụ, công việc, trách nhiệm được giao. Từ góc độ đạo đức, văn hóa tổ chức dạng này là rất đáng khuyến khích.

Ngược lại với văn hoá chu đáo, văn hoá thử thách quan tâm rất ít đến khía canh con người, mà chủ yếu tập trung vào kết quả thực hiện công việc. Kết quả công tác, năng suất luôn được đề cao. Trong văn hoá tổ chức dạng này, lợi ích tổ chức được ưu tiên hơn so với lợi ích cá nhân. Vấn đề đạo đức có thể nảy sinh do không xét đến yếu tố đặc thù.

Văn hoá hiệp lực kết hợp được cả sự quan tâm về con người lẫn công việc trong

các đặc trưng và phương pháp quản lý vận dụng trong tổ chức. Trong một tổ chức có văn hoá hiệp lực, con người không thuần tuý là những bộ phận, chi tiết trong một cỗ máy tổ chức, mà họ còn được quan tâm và tạo điều kiện để thể hiện năng lực của mình trong việc góp phần hoàn thành mục tiêu chung của tổ chức.

Một phần của tài liệu Giáo trình đạo đức kinh doanh (Trang 143)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(183 trang)