NHẬN DẠNG CÁC VẤN ĐỀ ĐẠO ĐỨC

Một phần của tài liệu Giáo trình đạo đức kinh doanh (Trang 59 - 62)

CHƯƠNG 2 VI PHẠM ĐẠO ĐỨC TRONG KINH DOANH

2.1 NHẬN DẠNG CÁC VẤN ĐỀ ĐẠO ĐỨC

Sự quan tâm đến đạo đức của các bên liên quan khiến cho họ muốn xác định các hành động và quyết định kinh doanh cụ thể có được coi là hợp đạo đức hay phi đạo đức. Trong nhiều trường hợp, có những vấn đề lúc đầu đơn thuần liên quan đến đạo đức sau đó có thể trở thành một cuộc tranh luận pháp lý và cuối cùng là kiện tụng. Ngoài ra, các bên liên quan thường nêu lên các vấn đề đạo đức khi họ gây áp lực buộc doanh nghiệp phải đưa ra các quyết định có lợi cho mục đích của họ. Do vậy, doanh nghiệp cần được chuẩn bị để chủ động đưa ra quyết định phù hợp trong các tình huống phát sinh. Và bước đầu tiên trong quá trình chuẩn bị này là phát triển nhận thức về vấn đề đạo đức cho cả lãnh đạo và nhân viên trong doanh nghiệp.

Các vấn đề đạo đức thường nảy sinh do xung đột giữa các triết lý và giá trị đạo đức của một cá nhân với các giá trị và văn hóa của tổ chức mà họ làm việc cũng như các giá trị của xã hội mà họ đang sống. Những nỗ lực của một doanh nghiệp để đạt được các mục tiêu của doanh nghiệp đó có thể đụng độ với những nỗ lực của nhân viên để hoàn thành các mục tiêu cá nhân của họ. Tương tự, nhu cầu của người tiêu dùng đối với các sản phẩm chất lượng và an toàn có thể hạn chế khả năng thu được lợi nhuận tương xứng của nhà sản xuất. Như vậy, môi trường kinh doanh tiềm ẩn nhiều xung đột đạo đức và các vấn đề đạo đức mới xuất hiện liên tục do thế giới kinh doanh chuyên động không ngừng. Không thể mô tả được hết tất cả các vấn đề đạo đức này, tuy nhiên, hầu hết các vấn đề này thường liên quan đến ba nguyên tắc cơ bản của đạo đức: trung thực, công bằng và liêm chính.

2.1.1 Trung thực

Trung thực trong kinh doanh thường đề cập đến tính trung thực và đáng tin cậy. Các vấn đề liên quan đến sự trung thực nảy sinh do doanh nghiệp đôi khi được coi như một thế giới tách biệt với những quy định riêng của mình chứ khơng ln tn theo những quy định chung của xã hội. Dường như đối với không ít doanh nghiệp, việc trung thực chỉ là một trong những chiến lược tạm thời. Vì vậy, chỉ khi nào họ coi điều đó là chiến lược phát triển lâu dài thì người tiêu dùng mới có thể an tâm phần nào. Khi nền kinh tế có nhiều doanh nghiệp có các hành vi phi đạo đức, chắc chắn

57 cũng sẽ có những doanh nghiệp tìm con đường riêng để khẳng định sự trung thực của mình, mong tồn tại bền vững với khách hàng.

Văn hóa trung thực không đơn giản chỉ thể hiện trong mối quan hệ giữa công ty với khách hàng mà còn trong quan hệ của nhân viên và lãnh đạo. Ví dụ, giám đốc điều hành doanh nghiệp giữ vai trò như một thuyền trưởng. Trên thực tế, trong nhiều trường hợp, dù con thuyền đang chìm, thuyền trưởng vẫn thơng báo với thủy thủ đoàn và hành khách rằng nó đang chạy băng băng và không hề hấn gì. Khơng ngạc nhiên khi một nghiên cứu được thực hiện trong các doanh nghiệp bởi Công ty nghiên cứu thị trường KPMG LLP (Mỹ) cho thấy, chỉ có 23% nhân viên được hỏi tin tưởng giám đốc điều hành của mình. Nếu sự trung thực khơng được duy trì trong nội bộ doanh nghiệp thì chẳng có gì bảo đảm cho tính chân thật của họ với khách hàng.

Ðến thời điểm này, vấn đề xây dựng văn hóa trung thực của các doanh nghiệp Việt Nam là vô cùng cần thiết nhằm lấy lại niềm tin của nhân viên, khách hàng và chuẩn bị cho tầm nhìn dài hạn. Tính trung thực phải được coi là một giá trị cao nhất được đưa lên hàng đầu, làm nền tảng cho sự phát triển lâu dài của doanh nghiệp.

2.1.2 Công bằng

Nguyên tắc này đòi hỏi sự công bằng và không thiên vị. Công bằng có nhiều điểm trùng với khái niệm về cơng lý, bình đẳng, và đạo đức. Trong kinh doanh, để hướng tới mục tiêu công bằng; có ba yếu tố lãnh đạo doanh nghiệp cần cân nhắc trước khi giao nhiệm vụ (trách nhiệm đi kèm với quyền lợi) cho thuộc cấp: bình đẳng, có đi có lại, và tối ưu hóa.

Bình đẳng đề cập đến cách phân phối của cải và thu nhập trong phạm vi doanh nghiệp, quốc gia hoặc thậm chí là trên toàn cầu. Việc phân chia lợi nhuận giữa các bên liên quan cũng là một vấn đề mà sự công bằng chỉ mang tính tương đối. Tương tự như vậy, trong phạm vi một quốc gia, có doanh nghiệp sẽ nhận được rất nhiều hợp đồng, và có doanh nghiệp dù cố gắng hết mức vẫn chỉ đủ hợp đồng để duy trì hoạt động; trên thế giới có những nước rất giàu và những nước rất nghèo.

Có đi có lại đề cập đến việc cho đi và nhận lại trong các mối quan hệ xã hội. Có đi có lại xảy ra khi một hành động được đáp lại bằng một hành động có tác động gần như tương đương. Trong kinh doanh, có đi có lại ngụ ý rằng người lao động được trả công bằng mức lương xấp xỉ với công sức của họ; ai làm nhiều, năng suất cao sẽ được hưởng lương cao và ngược lại. Tuy nhiên, một vấn đề đạo đức nhạy cảm liên quan đến sự có đi có lại trong kinh doanh là số tiền lương mà các CEO và các giám đốc điều hành khác được trả và mức lương trung bình của nhân viên trong doanh nghiệp. Trong một tập đoàn đa quốc gia tại Hoa Kỳ, một CEO được trả mức lương gấp 263 lần lương trung bình của nhân viên trong tập đoàn.

Tối ưu hóa là sự thỏa hiệp (hoặc đánh đổi) giữa bình đẳng (cơng bằng) và hiệu quả (năng suất tối đa). Phân biệt đối xử trên cơ sở giới tính, chủng tộc hay tôn giáo thường được coi là khơng cơng bằng vì những phẩm chất này có rất ít liên quan đến

58 khả năng thực hiện công việc của nhân viên. Dù vậy, các lãnh đạo có xu hướng giao các nhiệm vụ quan trọng cho nhân viên tài năng nhất, thành thạo nhất, học vấn cao nhất và có khả năng nhất. Vì thế người nhân viên giỏi sẽ ln có ưu thế về mọi mặt so với các nhân viên khác.

Ý tưởng về sự cơng bằng đơi khi được định hình bởi những lợi ích thu được. Một hoặc cả hai bên trong một mối quan hệ kinh doanh có thể coi một hành động là không công bằng hoặc phi đạo đức vì kết quả ít có lợi hơn mong đợi. Tuy nhiên, mọi sự công bằng chỉ là tương đối do các doanh nghiệp có vốn khác nhau, quy mơ khác nhau, tầm nhìn khác nhau và chiến lược khác nhau. Điều này cũng tương tự đối với các khách hàng và nhân viên của doanh nghiệp.

2.1.3 Liêm chính

Gần đây, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) có tiến hành một khảo sát và kết quả cho thấy một thực trạng đáng báo động. Có 68% doanh nghiệp tư nhân được hỏi thừa nhận, phải chi trả hoa hồng để có hợp đồng với doanh nghiệp nhà nước (DNNN). Trong số 68% doanh nghiệp đó, có tới 70% thừa nhận hành động hối lộ của mình là do tự nguyện, chủ động. Ngoài ra, có tới 60% cho rằng, chi phí không chính thức khá tốn kém cho doanh nghiệp và 57% cho rằng chi phí không chính thức tạo ra mơi trường kinh doanh khơng bình đẳng giữa các doanh nghiệp.

Mối nguy hại lâu dài của việc đánh mất sự liêm chính trong kinh doanh của doanh nghiệp sẽ là gì? Câu hỏi này nhiều khi khơng được các giới lãnh đạo doanh nghiệp đặt ra với chính mình, bởi họ còn quá bị áp lực vào bài toán lợi nhuận. Nhưng hệ quả của sự thiếu minh bạch và thiếu yếu tố thực hành liêm chính trong kinh doanh chính là các nguyên tắc vận hành của nền kinh tế bị phá vỡ và dần hình thành những thói quen kinh doanh bất chính, làm suy yếu năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp và của chính nền kinh tế.

Do đó, xét đến cùng, thực hành liêm chính và minh bạch trong kinh doanh chính là cái gốc của phát triển bền vững. Không thuận theo điều đó, doanh nghiệp tự đánh mất đi cơ hội để nâng cao năng lực cạnh tranh, cải thiện năng suất lao động... Và quan trọng hơn là tự gạt mình ra khỏi xu thế tất yếu của các luật chơi trên thị trường khu vực và quốc tế, nhất là khi Việt Nam đang đứng trước một cấp độ mới của hội nhập. Có thể thấy, thực hành liêm chính và minh bạch trong kinh doanh đã trở thành xu thế tất yếu của thế kỷ này. Nó không còn là vấn đề của một quốc gia đang phát triển mà ngay cả những nước phát triển cũng phải tính đến. Tham nhũng đã trở thành vấn nạn tiềm ẩn đối với toàn cầu, với hình thức và quy mô ngày một tinh vi, nghiêm trọng hơn. Vậy nên, Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) và các cuộc họp thượng đỉnh của Liên hợp quốc đều chú trọng đến vấn đề này; doanh nghiệp Việt cũng không thể đứng ngoài cuộc. Dẫu vậy, được trao trách nhiệm trong phòng, chống tham nhũng cũng đồng nghĩa với việc doanh nghiệp cần có được điểm tựa để không đơn độc khi thực hành liêm chính và minh bạch. Thể chế nào doanh nghiệp ấy, nhưng cũng chính

59 doanh nghiệp góp phần tạo dựng thể chế. Từng doanh nghiệp phát triển trên nền tảng trung thực và chính trực sẽ tạo nên quốc gia phát triển mạnh mẽ.

Một phần của tài liệu Giáo trình đạo đức kinh doanh (Trang 59 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(183 trang)