CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ ĐẠO ĐỨC KINH DOANH
1.3. SỰ PHÁT TRIỂN CỦA ĐẠO ĐỨC KINH DOANH
1.3.5 Những năm 2000: Thế kỷ 2 1 Một tiêu điểm mới trong đạo đức kinh
năm 1999 được điều chỉnh, bổ sung)
• Quyết định Caremark (Tòa án riêng của bang Delaware, Delaware Chancery Court) đưa ra những hướng dẫn cho giám đốc doanh nghiệp về trách nhiệm về đạo đức.
• IGs (International GNSS Service - tổ chức quốc tế cung cấp các dịch vụ về hệ thống vệ tinh định vị toàn cầu) yêu cầu các doanh nghiệp phải báo cáo về các khoản chi lớn.
• ERC thành lập các văn phòng quốc tế
• Royal Dutch Shell International bắt đầu phát hành các báo cáo hàng năm về thực hiện đạo đức kinh doanh của doanh nghiệp
1.3.5 Những năm 2000: Thế kỷ 21 - Một tiêu điểm mới trong đạo đức kinh doanh doanh
Đạo đức kinh doanh ngày nay càng được nhiều người quan tâm. Những vấn đề đạo đức trong kinh doanh được nghiên cứu từ nhiều góc độ khác nhau như pháp lý, triết học, lý luận về khoa học xã hội, khoa học quản lý... Việc nghiên cứu về đạo đức kinh doanh không hàm nghĩa thuần túy áp dụng hay áp đặt các quy tắc về điều gì nên/được phép hay khơng nên/khơng được phép làm trong những hoàn cành cụ thể, mà liên hệ một cách có hệ thống những khái niệm về trách nhiệm đạo đức với việc ra quyết định trong một tổ chức.
Hiện nay việc nghiên cứu và thực hành đạo đức trong kinh doanh có xu thế không còn dựa vào những quy định pháp lý về đạo đức để xây dựng các chương trình hành động, mà hướng tới xây dựng bản sắc văn hóa và sự đồng thuận trong tổ chức. Nhiều tổ chức đều nhận ra rằng các chương trình đạo đức kinh doanh thực thụ có thể góp phần quan trọng vào sự thành công của công việc kinh doanh. Sai lầm trong những hành động về mặt đạo đức có thể làm mất uy tín của một tổ chức hay làm mất đi hình ảnh của sản phẩm của cơng ty đó.
Môi trường đạo đức
Tăng trưởng kinh tế chưa từng có đi kèm với những thất bại về tài chính. Các bê bối đạo đức hủy diệt một số công ty lớn. Dữ liệu cá nhân được thu thập và bán công khai. Hacker và kẻ trộm dữ liệu gây thiệt hại lớn cho doanh nghiệp và cơ quan chính phủ. Hành vi khủng bố và xâm lược quốc tế xảy ra.
Các vấn đề đạo đức chính
• Tội phạm trên mạng
• Các vấn đề bảo mật (khai thác dữ liệu) • Quản lý tài chính yếu kém.
• Tham nhũng quốc tế.
• Quyền riêng tư bị xâm phạm - nhân viên và người sử dụng lao động • Hành vi trộm cắp tài sản trí tuệ
38 • Vai trò của doanh nghiệp trong việc thúc đẩy phát triển bền vững
Sự phát triển của đạo đức kinh doanh
• Các quy định kinh doanh tạo ra lớp bảo vệ mạnh mẽ hơn cho hành vi kinh doanh có đạo đức.
• Nỗ lực chống tham nhũng phát triển.
• Nhấn mạnh về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp và sự liêm chính trong quản lý
• Cơng ước OECD về chống hối lộ (1997-2000)
• Cơng ước của Liên Hợp Quốc về chống tham nhũng (2003); Công ước toàn cầu thông qua nguyên tắc chống tham nhũng lần thứ 10 (2004)
• Sửa đổi Hướng dẫn trong việc xử phạt các hành vi phi đạo đức trong phạm vi toàn liên bang Mỹ (FSGO - 2004)
• Tăng sự nhấn mạnh vào việc đánh giá hiệu quả của chương trình đạo đức