CHƯƠNG 3 RA QUYẾT ĐỊNH ĐẠO ĐỨC TRONG KINH DOANH
4.3 CÁC DẠNG VĂN HÓA DOANH NGHIỆP
4.3.4 Các dạng văn hoá tổ chức của Scholz
Cách tiếp cận của Scholz đối với văn hoá tổ chức là tìm mối liên hệ giữa văn hoá tổ chức với chiến lược hoạt động. Từ những phát hiện của mình Scholz (1987) đã khái quát các mơ hình văn hoá tổ chức của các doanh nghiệp thành 3 nhóm: tiến triển (evolutional), nội sinh (internal) và ngoại sinh (external).
Văn hoá tiến triển thay đổi liên tục theo thời gian. Từ những nghiên cứu về văn
hoá doanh nghiệp trên cơ sở lý thuyết quản lý chiến lược, Scholz đã đưa ra 5 dạng văn hoá thuộc nhóm tiến triển là: văn hoá tiến triển ổn định (stable) văn hoá tiến triển phản ứng (reactive), văn hoá tiến triển dự phòng (anticipating), văn hoá tiến triển khai thác (exploring) và văn hoá tiến triển sáng tạo (creative). Những hình thức văn hoá thuộc dạng này thường tơn trọng nhân cách riêng, coi trọng thời gian, chấp nhận thử thách, theo đuổi triết lý và thích nghi với sự thay đổi
Văn hoá nội sinh là những trường hợp các nhân tố bên trong có ảnh hưởng quyết
định đến văn hoá tổ chức. Qua việc tìm cách diễn đạt những ý tưởng hiện hành về sự vận động bên trong cấu trúc tổ chức, Scholz tìm cách phân biệt các văn hoá tổ chức theo mức độ “tập quán” của công việc, tiêu chuẩn hoá, yêu cầu về trình độ kỹ năng và sự đa dạng của các trường hợp liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ. Theo cách đó, Scholz chia văn hoá nội sinh thành ba dạng: văn hoá sản xuất (production), văn hóa hành chính (bureaucratic) và văn hoá chuyên nghiệp (professional).
Văn hoá ngoại sinh là những trường hợp các nhân tố của môi trường bên ngoài
có ảnh hưởng quyết định đến văn hoá tổ chức. Cách phân chia của Scholz về văn hóa ngoại sinh là sự kế thừa những nghiên cứu và cách phân loại của Deal và Kennedy đã đề cập ở trên.