CHƯƠNG 3 RA QUYẾT ĐỊNH ĐẠO ĐỨC TRONG KINH DOANH
3.2 LÃNH ĐẠO VÀ ĐẠO ĐỨC KINH DOANH
3.2.2 Các phong cách lãnh đạo
Phong cách lãnh đạo ảnh hưởng đến nhiều khía cạnh của hành vi tổ chức, bao gồm cả sự đồng thuận và tuân thủ các chuẩn mực và giá trị thuộc về tổ chức của người lao động. Việc các nhà lãnh đạo chú ý đến việc xây dựng hệ thống giá trị bền vững sẽ giúp cho nhân viên có ý thức thực hiện các hành vi đạo đức trong công việc hơn. Phong cách lãnh đạo cũng ảnh hưởng đến việc tuyên truyền và giám sát các giá trị, chuẩn mực và quy tắc đạo đức trong tổ chức. Tóm lại, phong cách của lãnh đạo doanh nghiệp ảnh hưởng đến ứng xử của nhân viên. Thách thức đối với các nhà lãnh đạo là việc đạt được sự tin tưởng và cam kết của nhân viên trong tổ chức, điều này là rất cần thiết nếu các nhà lãnh đạo muốn lái con thuyền doanh nghiệp tới thành công. Những nhà lãnh đạo được tin cậy có nhiều khả năng là người quản lý có đạo đức.
Nghiên cứu phong cách và thái độ của lãnh đạo của công ty cũng có thể giúp xác định nơi các vấn đề đạo đức trong tương lai có thể phát sinh. Các nhân viên thường nhìn vào cách ứng xử của nhà lãnh đạo tổ chức để ra quyết định thậm chí ngay cả đối với những hành động có thể vi phạm pháp luật.
Một CEO muốn có được sự lãnh đạo có đạo đức cần sự hiểu biết về tầm nhìn và giá trị của công ty, cũng như những thách thức về trách nhiệm và rủi ro liên quan trong việc đạt được các mục tiêu của tổ chức. Ngay cả ở những lãnh đạo có tính cách đạo đức mạnh mẽ thì việc mất hiệu lực trong lãnh đạo đạo đức vẫn có thể xảy ra, đặc biệt là nếu họ xem văn hóa đạo đức tổ chức là một yếu tố nằm bên ngoài quá trình ra quyết định. Hiện tượng này đã được quan sát thấy trong vô số trường hợp các công dân có đạo đức tốt tham gia vào các hoạt động kinh doanh phi đạo đức.
Các nhà lãnh đạo có đạo đức cần cả kiến thức và kinh nghiệm để đưa ra quyết định. Các nhà lãnh đạo có đạo đức cần phải có sự liêm chính và minh bạch. Nói cách khác, họ phải "luôn hành động như thể đang bị toàn cộng đồng theo dõi”. Các nhà lãnh đạo có đạo đức phải cân bằng giữa các vấn đề hiện tại với các vấn đề tiềm năng trong tương lai. Một người như thế phải quan tâm tới các cổ đông cũng như các nhân viên lương thấp nhất. Kinh nghiệm cho thấy rằng không có nhà lãnh đạo nào được toàn bộ các bên liên quan đánh giá là đúng hoặc có đạo đức trong mọi trường hợp.
110
3.2.2.1. Phong cách lãnh đạo dựa trên “trí tuệ cảm xúc” (emotional intelligence)
Có những người dù sở hữu trình độ chun mơn giỏi khiến nhiều người nể phục nhưng vẫn gặp thất bại khi đảm nhận vai trò một lãnh đạo. Lại có những nhà lãnh đạo tuy không tài năng xuất chúng nhưng rất được lòng nhân viên và gặt hái được nhiều thành cơng. Điều gì làm nên sự khác biệt đó? Câu trả lời chính là trí tuệ xúc cảm của nhà quản trị.
Nghiên cứu của Daniel Goleman - một nhà tâm lý học và một tác giả tài năng đã chỉ ra rằng phong cách lãnh đạo quyết định tới 30% lợi nhuận của công ty. Ông đã nghiên cứu mối quan hệ mật thiết giữa trí tuệ xúc cảm và hiệu quả lãnh đạo, từ đó đưa ra 6 phong cách lãnh đạo cảm xúc có thể mang tới kết quả mong muốn tại nơi làm việc là: Định hướng, Kết nối, Dân chủ, Dẫn đầu, Huấn luyện và Chỉ huy.
Trí tuệ xúc cảm (Emotional Intelligence - EI) thường dùng dưới hàm nghĩa nói về chỉ số cảm xúc (emotional intelligence quotient - EQ) của mỗi cá nhân. Chỉ số này mô tả năng lực, kỹ năng và khả năng tự nhận thức để xác định, đánh giá và điều tiết cảm xúc của chính bản thân mình và của người khác. Các nhà lãnh đạo có năng lực đều có một trí tuệ xúc cảm ở mức độ cao. Họ luôn hiểu rõ những gì họ đang cảm nhận, ý nghĩa của cảm xúc đó là gì và nó có thể gây ảnh hưởng tới người khác như thế nào. Họ cũng đủ tinh tường để nhìn thấu cảm xúc của người khác để có phương án tác động tích cực nhất. Lãnh đạo cảm xúc là việc vận dụng trí tuệ xúc cảm để điều hướng cảm xúc của những người xung quanh (nhân viên theo chiều hướng bản thân mong muốn. Giống như một tay golf sử dụng các loại gậy khác nhau cho mỗi lần đánh theo mức độ khó, các nhà lãnh đạo xuất sắc cũng phải biết vận dụng từng phong cách lãnh đạo cảm xúc sao cho phù hợp nhất với từng tình huống cụ thể. Khơng có trí tuệ xúc cảm thì một người dù sắc sảo và thông minh đến đâu vẫn khó trở thành một nhà lãnh đạo tầm vóc. Đây cũng là yếu tố quan trọng giúp phân biệt "Lãnh đạo - Leader" và "Quản lý – Manager" trong quản trị nhân sự.
Trong khi nghiên cứu trên 3000 nhà lãnh đạo để tìm ra các hành vi lãnh đạo cụ thể và xác định ảnh hưởng của chúng đối với môi trường công ty, Goleman thấy rằng khả năng áp dụng những phong cách lãnh đạo cảm xúc còn tùy theo đặc điểm tính cách của từng lãnh đạo, hoàn cảnh của mỗi tổ chức và các nhân viên khác nhau.
Người lãnh đạo tài năng cần thuần thục từ 4 phong cách lãnh đạo cảm xúc trở lên, đặc biệt là phong cách Chỉ huy, Dân chủ, Dẫn đầu và Huấn luyện; điều đó sẽ giúp họ đạt được sự thành công như ý trong việc quản trị nhân sự và tăng trưởng kinh doanh.
Đặc điểm của từng phong cách lãnh đạo cảm xúc và cách áp dụng được trình bày chi tiết ngay sau đây.
111 “Hãy đi cùng tôi” là câu nói thể hiện bản chất của phong cách định hướng. Phong cách lãnh đạo Định hướng lên kế hoạch cho tương lai và yêu cầu nhân viên đi đúng con đường đến được mục tiêu đó. Các nhà lãnh đạo cho thấy khả năng truyền cảm hứng và hướng mọi người đi theo một mục tiêu chung. Lãnh đạo chỉ là người định hướng, chứ không ép buộc nhân viên phải làm như thế nào để đạt được mục tiêu như với phong cách chỉ huy. Do đó, nhân viên phải tự tìm cách để hiện thực hóa kế hoạch và người lãnh đạo cần phải có sự đồng cảm thì cơng việc mới có thể diễn ra trôi chảy.
Phong cách định hướng phát huy hiệu quả tốt nhất khi tổ chức cần một hướng đi mới, công ty cần thay đổi chiến lược kinh doanh… Tuy nhiên, khi làm việc cùng một nhóm có nhiều kinh nghiệm hơn bạn, nó sẽ không hữu ích bằng phong cách dân chủ - The Democratic Leader. Hơn nữa, nếu được sử dụng thường xuyên, phong cách này có thể khiến cho hình ảnh của nhà lãnh đạo trở nên hống hách.
Cơ sở của phong cách này là sự tự tin và đồng cảm. Vì vậy, để phát triển phong cách này, bên cạnh việc nâng cao chuyên môn và khả năng “nhìn xa trơng rộng”, người lãnh đạo cần phát huy được sự tự tin và đồng cảm với những người xung quanh. Hãy hào hứng với những sự thay đổi và để nhân viên thấy được nhiệt huyết đó.Bạn cũng cần phải thuyết phục người khác về tầm nhìn của mình, nên cải thiện kỹ năng thuyết trình là một việc được khuyến khích.
Ví dụ áp dụng:
Bạn đang là trưởng phòng kinh doanh. Để đạt mục tiêu tăng doanh số bán hàng, bạn đề ra kế hoạch mới để kích cầu sản phẩm. Quy trình này khác hẳn với những gì vẫn quen thuộc với nhân viên trước đó. Khi thông báo cho cả nhóm, bạn không giấu nổi sự hào hứng và niềm tin tuyệt đối vào kế hoạch. Cả nhóm ngay lập tức đón nhận sự phấn khích và chân thành của bạn và cảm thấy hứng khởi theo. Họ biết rằng việc áp dụng quy trình mới thành cơng hay không là tuỳ thuộc vào họ, do đó họ sẵn sàng bỏ thêm công sức để học hỏi các kỹ năng mới phục vụ cho công việc.
2. Phong cách Huấn luyện - The Coaching Leader
Bạn có thể dễ dàng nhận diện một nhà lãnh đạo theo phong cách huấn luyện với câu nói quen thuộc: “Hãy thử làm cái này đi”. Phong cách lãnh đạo Huấn luyện hỗ trợ nhân viên phát huy tiềm năng tối đa thông qua các mục tiêu và thử thách phù hợp. Đây là phong cách mà nhà lãnh đạo thường xuyên tập trung vào sự phát triển cá nhân của nhân viên, chỉ cho họ cách để phát triển khả năng của mình, giúp họ kết nối mục tiêu của mình với mục tiêu của tổ chức.
Goleman cho rằng “Việc huấn luyện sẽ hiệu quả nhất với những nhân viên muốn chứng minh tài năng của mình và định hướng phát triển một cách chuyên nghiệp hơn.” Bạn nên sử dụng phong cách này khi có thành viên cần giúp đỡ rèn luyện kỹ năng dài hạn hoặc bạn cảm thấy họ thụt lùi so với tổ chức và có thể tốt hơn nhờ việc huấn luyện hoặc cố vấn. Tuy nhiên, phong cách huấn luyện sẽ phản tác dụng nếu nó
112 được coi là sự giám sát một - một với nhân viên, bởi nó làm giảm sự tự tin của họ. Phong cách huấn luyện đòi hỏi ở mỗi nhà lãnh đạo việc thấu hiểu nhân viên của mình. Bởi chỉ khi hiểu, họ mới biết khi nào nhân viên cần được đưa ra lời khuyên hoặc sự hướng dẫn.
Ví dụ áp dụng:
X - nhân viên mới của phòng đang gặp khó khăn trong việc thích nghi với công việc. Trong tháng đầu, anh ấy tỏ thái độ không hài lòng và có ý so sánh với chỗ làm cũ. Bạn gặp X và khuyến khích sử dụng thư viện của tổ chức, nơi anh ấy có thể ghé thăm vào giờ nghỉ trưa để học các kỹ năng mới. Bạn cũng giao cho X những dự án giúp mở rộng nền tảng kiến thức để truyền cảm hứng và thúc đẩy anh ấy. Thay vì bị choáng ngợp, X bày tỏ sự phấn khích về cơ hội. Rất nhanh sau đó, anh ấy làm việc trong các dự án của mình với sự tận tâm.
3. Phong cách Kết nối - The Affiliative Leader
Với phương châm “Con người là yếu tố quan trọng nhất”, phong cách kết nối tập trung xây dựng sự hài hòa và mối quan hệ cảm xúc giữa các thành viên. Người lãnh đạo cần khuyến khích mọi người hoà nhập và cùng nhau giải quyết xung đột. Để làm được điều đó, bạn cần tôn trọng cảm xúc của người khác và đánh giá cao nhu cầu tình cảm của họ. Phong cách lãnh đạo Kết nối tập trung vào cảm xúc cá nhân của từng nhân viên nhằm tạo ra sự hoà hợp và giảm thiểu áp lực cơng việc.
Vì coi sự hợp tác là yếu tố hàng đầu nên phong cách kết nối đặc biệt thích hợp để hàn gắn nhân viên sau những xung đột và bất đồng khiến cho lòng tin của họ bị mất đi. Ngoài ra, nhà lãnh đạo nên sử dụng phong cách này để động viên đội nhóm của mình trong những hoàn cảnh khó khăn và sau những dự án đầy áp lực.
Nhà lãnh đạo muốn vận dụng tốt phong cách kết nối cần có sự chú ý đặc biệt tới cảm xúc của con người. Nếu áp dụng đúng cách, phương pháp này sẽ tăng mạnh sự hòa hợp trong nhóm, thúc đẩy tinh thần nhân viên, cải thiện việc trao đổi thông tin và giải quyết tốt một số vướng mắc trong doanh nghiệp. Tìm hiểu về cách giải quyết xung đột hay cách để lạc quan là cần thiết đối với bất kỳ ai muốn bắt đầu phong cách lãnh đạo này.
Ví dụ áp dụng:
Bạn là người được chọn để đảm nhận chức trưởng phòng, thay thế cho người sếp cũ với phong cách lãnh đạo độc tài. Mặc dù hào hứng với cơ hội này, nhưng bạn phải đối mặt với một phòng ban đã mất niềm tin vào lãnh đạo bởi những xích mích trước đây. Bạn quyết định tập trung hàn gắn nhân viên trước khi bắt tay làm việc. Sau hai buổi họp được cùng nhau chia sẻ về cảm nhận dưới thời sếp cũ, nhân viên trong phòng trở nên cởi mở hơn. Khi nhu cầu tình cảm được đáp ứng, nhóm đã sẵn sàng cho các dự án và những mục tiêu mới.
113 “Bạn nghĩ như thế nào?” là câu nói cửa miệng của những nhà lãnh đạo theo phong cách dân chủ. Đối với họ, điều quan trọng nhất là sự hợp tác. Họ chú trọng ý kiến của nhân viên và do vậy họ thường lắng nghe nhiều hơn là chỉ đạo. Phong cách dân chủ tạo ra sự đồng lòng, nhất trí tuyệt đối qua quá trình tham gia đóng góp ý kiến của nhiều người. Phong cách lãnh đạo Dân chủ khuyến khích tất cả nhân viên đóng góp ý kiến để đưa ra quyết định tốt nhất dựa trên sự hợp tác và đồng thuận.
Phong cách này thích hợp nhất trong các trường hợp cần sự chung sức đồng lòng, cùng nhau xây dựng ý tưởng. Nó sẽ phù hợp đối với các thành viên nhiệt tình, am hiểu và có khả năng làm việc. Khi nhóm bạn có những nhân viên thiếu kinh nghiệm, thiếu năng lực hoặc không nắm rõ thơng tin về một tình huống, phong cách này sẽ không giúp ích được nhiều.
Để nâng cao khả năng lãnh đạo dân chủ, nên cho phép nhân viên tham gia vào quá trình giải quyết vấn đề và ra quyết định, đồng thời dạy họ những kỹ năng cần thiết để làm việc đó. Mấu chốt của phong cách này là sự hợp tác, lãnh đạo nhóm và giao tiếp nên nhà lãnh đạo cũng cần cải thiện kỹ năng lắng nghe chủ động và khả năng thúc đẩy, tạo động lực cho nhân viên.
Ví dụ áp dụng:
Doanh số bán hàng của công ty sụt giảm đáng kể trong hai tháng cuối năm và bạn vô cùng lo lắng. Bạn quyết định tổ chức một cuộc họp cơng ty và giải thích tình hình. Bạn yêu cầu nhân viên đóng góp nếu họ có bất kỳ ý tưởng nào giúp giải quyết vấn đề. Trong phần còn lại của cuộc họp, tất cả những gì bạn làm là lắng nghe. Các thành viên được tự do đưa ra ý kiến và bạn cùng mọi người thống nhất về việc cần làm tiếp theo dựa trên những điều đã bàn luận.
5. Phong cách Chỉ huy - The Coercive (Commanding) Leader
Câu nói đặc trưng cho phong cách chỉ huy là: “Hãy làm như tôi nói”. Phong cách lãnh đạo Chỉ huy đưa ra các mệnh lệnh rõ ràng dựa trên lập trường quyền lực, bắt nhân viên phải tuân thủ cho dù họ muốn hay không. Người lãnh đạo của phong cách chỉ huy được biết đến với phương pháp làm việc cưỡng chế và độc đoán. Họ thường sử dụng mệnh lệnh, các hình thức đe dọa hoặc trừng phạt để kiểm soát chặt chẽ tình hình.
Vì đây là một phong cách mạnh mẽ, dễ chạm đến lòng tự ái của nhân viên nên nếu áp dụng sai cách sẽ dễ có những tác động tiêu cực. Các nhà lãnh đạo nên cân nhắc sử dụng phong cách chỉ huy trong các tình huống có khủng hoảng phát sinh, khi phải đối mặt với các thay đổi lớn hoặc áp dụng với những nhân viên bất hợp tác.
Cơ sở của phong cách này là sự chủ động, tự chủ và thúc đẩy. Hãy thận trọng khi sử dụng phong cách chỉ huy, đừng lạm dụng và chỉ nên sử dụng khi thực sự cần thiết. Để làm việc hiệu quả trong những tình huống áp lực cao, các nhà lãnh đạo nên học cách quản lý khủng hoảng, suy nghĩ và đưa ra quyết định nhanh chóng.
114 CEO của công ty từ chức, nên với tư cách Phó chủ tịch, bạn là ứng cử viên cho vị trí này. Nhưng lúc này, hội đồng quản trị đang hỗn loạn, khơng biết phải làm gì trước tình hình cổ phiếu công ty đang giảm mạnh.
Bạn nhận ra cần có ai đó đứng ra chịu trách nhiệm. Với thẩm quyền của mình, bạn khiến căn phòng im lặng và vạch ra những việc cần làm. Nỗi sợ hãi dịu đi và mọi