Các bên liên quan trong kinh doanh

Một phần của tài liệu Giáo trình đạo đức kinh doanh (Trang 52 - 55)

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ ĐẠO ĐỨC KINH DOANH

1.4. ĐẠO ĐỨC KINH DOANH VÀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI

1.4.1 Các bên liên quan trong kinh doanh

1.4.1.1 Khái niệm các bên liên quan

“Stakeholder” là thuật ngữ chỉ các cá nhân, tổ chức có quan hệ mật thiết với doanh nghiệp. Họ quan tâm, chia sẻ những nguồn lực, chịu tác động hoặc trực tiếp tác động

50 tới doanh nghiệp trong các chiến lược, kế hoạch, các hoạt động kinh doanh và có thể quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Họ có thể bị ảnh hưởng, trực tiếp hoặc gián tiếp, bởi một quyết định hay kết quả của một quyết định; họ là những người có quyền lợi cần được bảo vệ và có thể có phản ứng hay khả năng can thiệp nhằm làm thay đổi quyết định hay kết quả theo chiều hướng nhất định. Tất cả các đối tượng này đều có ảnh hưởng đến cách thức và phương pháp hoạt động của doanh nghiệp. Dưới sự tác động ấy, các chức năng quản trị của nhà quản lý doanh nghiệp như hoạch định, tổ chức, lãnh đạo, và kiểm soát cũng sẽ thay đổi. Trong bài viết về mơ hình 5 áp lực của M-Porter, Stakeholder đã được nhận định là một áp lực có tác động tới toàn bộ các doanh nghiệp trong bất kỳ ngành kinh doanh nào.

Các vấn đề đạo đức, xung đột và thành công của doanh nghiệp thường xoay quanh các mối quan hệ giữa các bên liên quan trong kinh doanh. Do đó, việc xây dựng các mối quan hệ hiệu quả được coi là một trong những lĩnh vực quan trọng nhất hiện nay. Các mối quan hệ này bao gồm mối quan hệ giữa nhân viên, khách hàng, cổ đông hoặc nhà đầu tư, nhà cung cấp và nhà quản lý, những người phát triển các chiến lược để đạt được thành công. Ngoài ra, còn có các cơ quan quản lý, giám sát hoạt động của doanh nghiệp như hội đồng quản trị, các cơ quan quản lý nhà nước để đảm bảo rằng tổ chức luôn tập trung vào các mục tiêu của mình một cách có đạo đức, pháp lý và được xã hội chấp nhận. Khi các hành vi phi đạo đức được phát hiện trong các doanh nghiệp, trong hầu hết các trường hợp, các bên liên quan đều đã biết, thậm chí hợp tác hoặc đồng lõa để tạo điều kiện cho việc chấp nhận và duy trì các hành vi phi đạo đức đó. Như vậy, các mối quan hệ không chỉ gắn liền với sự thành công của tổ chức mà còn với những hành vi sai trái của tổ chức. Để giải quyết thỏa đáng những vấn đề phát sinh trong các mối quan hệ tương tác giữa các bên liên quan, doanh nghiệp cần phân biệt vai trò và tầm quan trọng của các bên liên quan trong từng tình huống cụ thể để có những quyết định phù hợp nhất. Có nhiều cách để phân loại các bên liên quan của doanh nghiệp dựa trên các tiêu chí khác nhau.

Trong một mối quan hệ chằng chéo, liên quan lẫn nhau như vậy, việc doanh nghiệp thoả mãn được nguyện vọng của tất cả các bên liên quan là gần như bất khả thi. Các yêu sách của họ có thể mâu thuẫn, xung đột lẫn nhau và rất hiếm khi một doanh nghiệp có đủ năng lực để phục vụ “trăm họ” như thế. Và trong quá trình làm thỏa mãn đòi hỏi của các đối tượng đó, doanh nghiệp ln gặp những tình huống nan giải về đạo đức. Trong những tình huống như vậy doanh nghiệp cần cân bằng các lợi ích và cố gắng tránh các hành vi vi phạm đạo đức vì các hành vi này và các quyết định gây thiệt hại cho các bên liên quan thường sẽ ảnh hưởng đến uy tín của công ty về cả niềm tin của nhà đầu tư và niềm tin của người tiêu dùng. Khi nhận thức và quyết định của nhà đầu tư bắt đầu thay đổi, giá trị cổ phần sẽ giảm xuống, khiến công ty phải chịu sự thiệt hại.

51 Các bên liên quan bao gồm cả những người bên trong và bên ngoài doanh nghiệp. Những người này bị ảnh hưởng bởi hoạt động kinh doanh, nhưng họ cũng có khả năng ảnh hưởng đến các doanh nghiệp; do đó, mối quan hệ giữa các doanh nghiệp và các bên liên quan của họ là một quan hệ hai chiều. Tất cả các bên liên quan đều có lý do trực tiếp hoặc gián tiếp để tác động lên doanh nghiệp theo yêu cầu riêng của họ. Các cổ đông hoặc người góp vốn đòi hỏi lợi nhuận tương ứng với phần góp vốn của họ. Các nhân viên phục vụ muốn được trả lương tương xứng với công việc họ cống hiến. Khách hàng đòi hỏi sản phẩm phải đáp ứng nhu cầu của họ với chất lượng cao nhưng giá rẻ. Nhà cung cấp tìm kiếm các doanh nghiệp nào chịu trả giá cao hơn với điều kiện ít ràng buộc hơn đối với họ. Các cơ quan nhà nước đòi hỏi các doanh nghiệp hoạt động theo đúng luật pháp kỷ cương. Nghiệp đoàn bảo vệ quyền lợi của các đoàn viên phục vụ trong doanh nghiệp. Đối thủ cạnh tranh yêu cầu sự cạnh tranh thẳng thắn giữa các doanh nghiệp cùng ngành. Các cộng đồng địa phương đòi hỏi doanh nghiệp phải có ý thức trách nhiệm trong địa bàn hoạt động của mình. Cơng chúng thì muốn rằng chất lượng sinh hoạt đời sống ngày càng được cải tiến nhờ sự tồn tại của doanh nghiệp. Trong quá trình hoạt động, nhiều doanh nghiệp đã trải qua xung đột với một số các bên liên quan quan trọng và do đó đã làm tổn hại danh tiếng và niềm tin của cổ đông. Những mối đe dọa đối với danh tiếng của doanh nghiệp có thể xuất phát từ các sự kiện không thể kiểm soát và môi trường kinh doanh; tuy nhiên vượt qua khó khăn (tai tiếng) do những hành vi đạo đức sai trái khó hơn nhiều so với việc vượt qua khó khăn liên quan đến tài chính. Các bên liên quan bị ảnh hưởng trực tiếp nhất bởi các sự kiện tiêu cực sẽ có sự thay đổi tương ứng trong nhận thức của họ về danh tiếng của doanh nghiệp. Mặt khác, những đánh giá tiêu cực từ cơng chúng vì những hành vi sai trái có thể hủy hoại lòng tin và làm hoen ố danh tiếng của doanh nghiệp, khiến việc giữ chân khách hàng hiện tại và thu hút khách hàng mới trở nên khó khăn hơn. Để duy trì niềm tin và sự tự tin của các bên liên quan, các CEO và các nhà quản lý hàng đầu khác phải nói sự thật và hành động một cách có trách nhiệm. Cung cấp thông tin không trung thực hoặc lừa dối các bên liên quan, nếu không phải là bất hợp pháp, thì chắc chắn cũng là phi đạo đức và có thể gây mất lòng tin.

Thông thường các bên liên quan mật thiết trong doanh nghiệp có thể được chia thành các nhóm sau: (1) trong nội bộ doanh nghiệp: người lao động, ban quản lý, HĐQT ...; (2) các bên liên quan có quan hệ trực tiếp (đối tác): cổ đông, khách hàng, nhà cung cấp, nhà tài trợ, chủ nợ...; (3) các tổ chức, cá nhân bên ngoài doanh nghiệp: chính phủ, các hiệp hội, cộng đồng, các nhóm lợi ích (pressure group), các tổ chức xã hội dân sự (Civil Society organization) ... .

Hoặc có thể xác định hai loại liên quan dựa trên mối liên kết của họ đối với hoạt động doanh nghiệp. (1) Các bên liên quan chính là những bên có mối liên kết liên tục và cần thiết cho sự sống còn của một công ty. Các bên này bao gồm nhân viên, khách hàng, nhà đầu tư và cổ đông, cũng như chính phủ và các cơ quan địa phương cung

52 cấp cơ sở hạ tầng cần thiết. (2) Các bên liên quan thứ cấp thường không tham gia trực tiếp vào các giao dịch của một doanh nghiệp và do đó không thiết yếu cho sự tồn tại của doanh nghiệp. Các bên này bao gồm các phương tiện truyền thông, hiệp hội thương mại và các tổ chức xã hội dân sự. Cả hai bên liên quan chính và thứ cấp đều chấp nhận các giá trị và tiêu chuẩn cụ thể để đánh giá các hành vi của doanh nghiệp có thể chấp nhận và không được chấp nhận. Điều quan trọng là các nhà quản lý doanh nghiệp phải nhận ra rằng trong khi các nhóm chính có thể đưa ra nhiều mối quan tâm hàng ngày hơn, thì các nhóm thứ cấp khơng thể bị bỏ qua hoặc xem xét ít hơn trong quá trình ra quyết định đạo đức.

Một phần của tài liệu Giáo trình đạo đức kinh doanh (Trang 52 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(183 trang)